Tag

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

Người Hà Nội 15/05/2024 07:06
aa
TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Những người trẻ ưu tú của Thủ đô Hà Nội “Người Hà Nội và Qua miền Tây Bắc” - khí chất, hào hoa, tinh tế Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

Tự hào người Hà Nội

Dù không có quy định nào, cũng chưa từng có ai đưa ra ý kiến hay bình chọn nhưng rõ ràng rất nhiều điều thuộc về bản sắc của người Hà Nội đã trở thành chuẩn mực cho người Việt Nam.

Chẳng hạn, một cô gái dịu dàng, hiền thục, nết na sẽ luôn được hỏi: "Bạn là người Hà Nội à"? nhưng đứng trước các chàng trai, cô gái sành điệu họ cũng nghĩ ngay rằng thanh niên Thủ đô sẽ có dáng vẻ như thế.

Mặc dù ngày nay kinh tế phát triển, ở vùng miền nào trên đất nước mình cũng có thể cập nhật trend mới nhất, mua sắm được những món đồ đang thịnh hành trên thế giới nhưng người ta vẫn luôn tồn tại suy nghĩ người Hà Nội sẽ có những "chất" riêng khó nói thành lời.

Người Hà Nội luôn chú ý đến nét thanh lịch, văn minh đặc trưng của mình (Ảnh minh họa)
Người Hà Nội luôn chú ý đến nét thanh lịch, văn minh đặc trưng của mình (Ảnh minh họa)

Đứng trước một người có làn da trắng sáng, người ta cũng sẽ mặc định đó là người Hà Nội. Trong khi đó, cách ứng xử hòa nhã, thanh lịch, lối nói năng lễ phép, ứng xử văn minh cũng khiến người ta nghĩ ngay người mình đang gặp, đang tiếp xúc là công dân Thủ đô.

Nói như thế không có nghĩa rằng các vùng khác... kém duyên hơn. Dù ở bất cứ vùng miền nào cũng có những người với tính cách khác biệt nhưng để tạo thành "tiếng thơm" qua ngàn năm như vậy thì chỉ có Hà Nội. Rõ ràng, để làm được điều đó, lớp lớp công dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay vừa rất tự hào nhưng cũng mang trên mình trọng trách lớn lao.

Trong khi đó, bao giờ cũng vậy, với bạn bè nước ngoài, họ luôn nhìn người Hà Nội là tiêu biểu cho đất nước Việt Nam. Đó đâu phải vì một lí do Hà Nội là Thủ đô của đất nước ta?

Tất cả khí chất, cốt cách, đặc trưng ấy được bồi đắp qua ngàn năm, qua ý thức các thế hệ và tạo thành phản ứng thường trực trong mỗi công dân Thủ đô.

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

Thêm vào đó, từ nhiều năm nay, các quy tắc ứng xử mà UBND thành phố ban hành đã trở thành "hệ quy chiếu" mới, dần tạo nên "chất" Hà Nội trong mỗi người Thủ đô trong thời hiện đại.

Hướng đến việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến đưa ra đề nghị tiếp tục nghiên cứu để xác định được nét riêng, nét đặc trưng của văn hóa Thủ đô, đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong xây dựng và phát triển Thủ đô như một số đại biểu đã nêu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV .

Từ đó, dự thảo bổ sung các quy định về giáo dục và đào tạo, tuyên truyền và phổ biến những nét đẹp riêng có của Thủ đô vùng, song song với khen thưởng và xử phạt cũng như bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Thủ đô trong dự thảo Luật.

Đó cũng là một "chất xúc tác" để Hà Nội tiếp tục xác lập, khẳng định rõ nét hơn đặc trưng của mình trước yêu cầu của thời đại mới.

Phát huy bản sắc trên nền móng vững chắc

Chị Huyền Trân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết ngay từ khi còn nhỏ chị đã được bà nội và mẹ rèn rất kĩ từ cách đi đứng, nói năng, thưa gửi, từ động tác quét nhà đến cách gắp thức ăn, nhai cơm...

"Quét nhà không được "đứng dõng lưng" (nghĩa là nửa cúi nửa thẳng) mà phải gập người xuống. Điều đó giúp mình nhìn kĩ dưới đất hơn, quét sạch hơn, không vung chổi quá cao làm bụi, ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, tư thế này cũng khiến người khác nhìn vào đánh giá là mình đang làm việc thật chứ không phải vừa làm vừa chơi, chống đối", chị Trân cho biết.

Nét văn hóa được trao truyền qua các thế hệ
Nét văn hóa được trao truyền qua các thế hệ

Còn bà Yến (ở quận Đống Đa, Hà Nội) kể rằng trong nhà bà bao giờ cũng vậy, người lớn chưa ăn xong thì trẻ con không được phép đứng dậy trước. Đến bây giờ, bà vẫn duy trì nếp trong bữa ăn không ai được cầm điện thoại, không có chuyện trẻ con ăn xong nhảy tót ra ngoài xem TV hoặc cắm đầu vào điện thoại.

Con, cháu nhà bà bước ra ngoài phải luôn chỉn chu từ nếp áo đến nét mặt, đặc biệt không được ngậm tăm đi ra đường. Bà luôn dặn các thành viên trong gia đình dù gặp người lạ cũng như người quen, cách ứng xử trước sau như một, đảm bảo lễ phép, đúng mực.

Nếp nhà được hình thành vững chắc như vậy nên bà Yến luôn tự hào rằng các cháu bà tuy rất trẻ trung năng động nhưng bà vẫn "nhìn" thấy được dấu ấn, hình bóng của mình, của ông bà mình qua thế hệ trẻ.

Niềm tự hào của bà Yến cũng chính là niềm ao ước và trăn trở của không ít người Hà Nội hiện nay. Trước nhịp sống gấp gáp, hiện đại, làm sao để duy trì được nếp cũ và phát triển được văn hóa của người Thủ đô, đáp ứng được yêu cầu của thời đại và tạo ra được chất riêng, điểm nhấn của mình?

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh luôn được mỗi công dân Thủ đô quan tâm và chú trọng bởi đó còn là nếp nhà, nết người trong hành trình đi đến tương lai. Cùng với Chỉ thị 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ góp thêm những trợ lực hữu ích cho chúng ta trong việc đưa văn hóa người Hà Nội trở thành tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam trong thời đại mới.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm