Đường đi kinh hoàng của món chân gà, cánh gà “bẩn”
Liên tục thu giữ hàng tấn chân gà, cánh gà “bẩn”
Các món ăn như chân gà ngâm giấm sả tắc, chân gà bóp thấu, chân gà chiên giòn, cánh gà nướng… đặc biệt khi được chế biến cùng các loại gia vị chua ngọt rất kích thích vị giác. Chân gà, cánh gà đóng gói dạng thực phẩm ăn liền của Trung Quốc cũng là một món ăn vặt mới lạ được “lòng” các bạn trẻ. Các loại chân gà, cánh gà này được đóng trong bao bì hút chân không có thể để ở nhiệt độ thường, có thời hạn lên đến 9-12 tháng.
Mỗi tối, một tiệm chân gà, cánh gà vỉa hè có thể tiêu thụ hàng trăm, hàng nghìn cái. Vậy có bao giờ các thực khách tự hỏi, những chiếc chân gà mình đang ăn có nguồn gốc từ đâu mà lại luôn có sẵn số lượng lớn và muốn nhập bao nhiêu cũng có?
Chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, lực lượng chức năng cả nước đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ vận chuyển, buôn bán thực phẩm bẩn với số lượng lớn. Nhiều lô hàng là cánh gà, chân gà không rõ nguồn gốc đã chảy nước, bốc mùi hôi.
![]() |
Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Tây Hồ phát hiện, xử lý 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu |
Ngày 21/9, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Tây Hồ đã tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu trên một chiếc xe tải đang tiến hành dừng đỗ bốc xếp hàng hóa tại vỉa hè số 34 đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Cũng trong khoảng cuối tháng 9/2023, tại Km433+70m trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Diễn Châu (Nghệ An), lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An cũng phát hiện tài xế xe tải vận chuyển 30.000 sản phẩm hàng hóa gồm xúc xích, cánh gà, chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ di chuyển theo hướng từ tỉnh Lào Cai đi vào thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đó, vào sáng 12/9, tại khu vực ngã 3 đường Võ Nguyên Giáp giao tỉnh lộ 156B thuộc tổ 9 thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp cùng Đội Điều tra Công an huyện Bát Xát thực hiện kiểm tra lô hàng gồm 87 bao bên trong chứa hơn 2,3 tấn chân gà và 1,15 tấn thịt bò không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa nói trên đã bốc mùi hôi thối.
Nếu những vụ việc này trót lọt thì chắc hẳn hàng tấn chân gà, cánh gà này sẽ được chế biến thành món ăn thơm ngon đi thẳng đến bàn “nhậu” của các thực khách. Bởi với các sản phẩm chân gà, cánh gà “bẩn” sau khi được tẩm ướp gia vị hấp dẫn người tiêu dùng sẽ rất khó thẩm định được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của chúng.
Bên cạnh đó về thành phần chế biến, liều lượng của những chất phụ gia và chất bảo quản cũng sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, với các sản phẩm chân gà, cánh gà không gõ nguồn gốc chất lượng, người tiêu dùng nên thận trọng khi mua và sử dụng.
Không phải là món ăn giàu dinh dưỡng?
Ngay cả khi chân gà có nguồn gốc rõ ràng, mọi người cũng không nên ăn nhiều. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, chân gà là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đất cát, môi trường bẩn. Nếu món ăn này không được sơ chế sạch sẽ, vệ sinh thì khả năng gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, suy thận, suy gan… là rất lớn.
![]() |
Chân gà nướng là món ăn được nhiều bạn trẻ lựa chọn |
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện dinh dưỡng Quốc gia khẳng định chân gà ngâm giấm hay quất rất kém dinh dưỡng chỉ có da và xương. Việc ăn chân gà ngâm, cánh gà chỉ giải quyết được vấn đề về khẩu vị, chứ không có giá trị dinh dưỡng nhiều. Vì các chất có trong chân gà, cánh gà đều rất khó hấp thu và sử dụng trong cơ thể.
Thực tế, ở nhiều quốc gia, da của gà cũng như các loại gia cầm nói chung thường bị bỏ qua. Thậm chí, chúng còn được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe vì nhiều chất béo. Chất béo dưới lớp da của gia cầm là dạng chất béo no nên mang đến những tác hại không tốt cho cơ thể. Vì thế nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm này để phòng tránh các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất béo, thừa cân, béo phì…
Do đó, tại nước ngoài chân gà thường là thứ bỏ đi, dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam thì chân gà lại là món ăn khoái khẩu rất nhiều người yêu thích. Ngoài dinh dưỡng kém, theo khuyến cáo của PGS.TS Ninh khi dùng chân gà, cánh gà để chế biến món ăn ngâm giấm, quất, nướng… cần mua ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Tránh mua các loài chân gà, cánh gà không rõ nguồn gốc có thể đã để lâu, chứa chất độc hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, tại một số quán ăn dùng các loại chân gà, cánh gà bảo quản cả năm sau đó về rửa, ngâm axit, tẩm thêm mùi vị ngọt, chua… khi ăn về mặt dinh dưỡng không còn mà chủ yếu là chất độc. Chân gà còn là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bẩn, có khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trường hợp chân gà không được bảo quản tốt sẽ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì phải bảo quản trong thời gian dài, chân gà, cánh gà nhập lập thường có màu sắc không bắt mắt, để bán ra thị trường, các cơ sở đã dùng hóa chất để tẩy trắng, tẩy ôi; Chỉ dùng hóa chất oxy già, sau ít phút chân gà đã trở nên trắng tươi, hết sạch mùi hôi thối, trông vô cùng ngon mắt.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế "thông thoáng" tự công bố sản phẩm

Hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Chủ quán xin lỗi vì lòng xe điếu dài 40m chỉ là "câu view"

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP

Thành lập 2 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả

Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP

Vụ án sữa giả: Vì lợi nhuận mà bất chấp, rất đáng lên án

Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả
