Tag
Bộ Y tế

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm ATTP lên đến 2 lần

An toàn thực phẩm 10/07/2025 14:30
aa
TTTĐ - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cùng các Bộ, ngành liên quan đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 115, Nghị định 124 về xử phạt vi phạm hành chính an toàn thực phẩm.
Tháng hành động vì ATTP: Tăng chế tài xử phạt, kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền

Đề xuất nâng mức hình phạt tù, phạt tiền đối với một số tội danh liên quan đến an toàn thực phẩm

Cụ thể, về hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường chế tài xử phạt, Bộ Y tế đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi và trình Chính phủ vào tháng 12/2024. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 158/NQ-CP ngày 3/6/2025, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì hoàn thiện hồ sơ chính sách và bổ sung dự án Luật này vào Chương trình lập pháp năm 2025 của Quốc hội, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty cổ phần Phương Linh Food (Xã Liên Châu, Huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty cổ phần Phương Linh Food (Hà Nội)

Bộ Y tế đang là đầu mối tham mưu và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018 để giải quyết các vấn đề cấp bách; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 115/2018 và Nghị định 124/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; trong đó đề xuất tăng mức chế tài xử phạt từ 1,2 đến 2 lần so với mức hiện tại.

Các hành vi vi phạm đang được tập trung nghiên cứu để tăng mức phạt bao gồm: Vi phạm quy định về tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép; vi phạm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và vi phạm quy định về quảng cáo.

Bộ Y tế cũng cho biết dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng đang được Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù, hình phạt tiền đối với một số tội danh liên quan đến an toàn thực phẩm để tăng tính răn đe.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay, hiện tại, chế tài xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã được quy định tương đối đầy đủ, từ hình sự (Điều 317 Bộ Luật hình sự) đến xử phạt hành chính.

Ngành y tế đã kiểm tra hơn 1,9 triệu cơ sở và xử lý trên 50 nghìn cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 247 tỷ đồng từ năm 2020 đến tháng 5/2025.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay: Về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát, hàng năm, Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm xây dựng và ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bộ Y tế đã ban hành 8 văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả từ đầu năm 2025. Đồng thời, triển khai đợt cao điểm trong tháng 5/2025 về đấu tranh phòng chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thành lập 5 tổ kiểm tra đột xuất tại các tỉnh để kiểm soát việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt trên mạng xã hội

Trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành (Công an, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Môi trường) và UBND các cấp để điều tra, truy tìm nguồn gốc và triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả.

Việc quản lý sản phẩm được phân theo ngành dọc, với trách nhiệm quản lý toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn được phân cấp cho UBND cấp tỉnh.

Bộ Y tế cũng đã tăng cường công tác quản lý và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt trên mạng xã hội.
Bộ Y tế cũng đã tăng cường công tác quản lý và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt trên mạng xã hội.

Cùng đó, Bộ Y tế cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm đảm bảo đường truyền, trung tâm dữ liệu và các thiết bị phục vụ chuyển đổi số nói chung và y tế số nói riêng.

Bộ Y tế cũng đang dự thảo Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bộ Y tế cũng đã tăng cường công tác quản lý và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt trên mạng xã hội.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo năm 2025 (có hiệu lực từ 1/1/2026) đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó yêu cầu xác minh độ tin cậy, kiểm tra tài liệu liên quan đến sản phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung quảng cáo không đảm bảo yêu cầu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu, đề xuất tăng mức tiền phạt, buộc tạm ngừng hoạt động quảng cáo có thời hạn đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, và công bố rộng rãi kết quả xử lý để cảnh báo, răn đe.

Đồng thời, yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới chặn gỡ nội dung, khóa tài khoản vi phạm và triển khai giải pháp công nghệ để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung quảng cáo.

Cùng với các giải pháp đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, công tác thông tin, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng được tăng cường như: Tiếp tục công khai các hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các đơn vị tăng cường phổ biến các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao đạo đức kinh doanh và nâng cao hiểu biết của người dân để nhận diện quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, hiểu đúng và dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thường xuyên cảnh báo các sản phẩm vi phạm trên website của Cục (www.vfa.gov.vn) và khuyến cáo người dân kiểm tra thông tin sản phẩm trước khi mua.

Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người dân.

Phương Thu

Đọc thêm

Clip cận cảnh lợn bệnh bị giết mổ để tuồn vào chợ, nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội An toàn thực phẩm

Clip cận cảnh lợn bệnh bị giết mổ để tuồn vào chợ, nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội

TTTĐ - Tối 8/7, Công an TP Hà Nội đã tạm giữ hình sự Lê Văn Tươi, Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm và Dư Đình Hợi để điều tra hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Các quyết định giữ người và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được ban hành từ ngày 2 - 3/7.
6 tháng đầu năm, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm An toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm, ngành y tế Hà Nội duy trì hoạt động của 5 đội cơ động điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm tuyến thành phố, chủ động giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiếp tục "tuýt còi" nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tiếp tục "tuýt còi" nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có quyết định thu hồi thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố của 8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm sản phẩm được giới thiệu dành cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,
Thêm 1 ca người cao tuổi mắc liên cầu khuẩn lợn An toàn thực phẩm

Thêm 1 ca người cao tuổi mắc liên cầu khuẩn lợn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 27/6 đến 4/7 toàn thành phố ghi nhận 1 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, không có tử vong.
Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh An toàn thực phẩm

Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo đề nghị người tiêu dùng không mua, sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An vị Mộc Linh
"Tuýt còi" fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli" quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

"Tuýt còi" fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli" quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Ngày 27/ 6, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết trên fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng", một cá nhân đã giới thiệu nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Dầu ăn chăn nuôi gây nguy hại đến sức khỏe con người ra sao? An toàn thực phẩm

Dầu ăn chăn nuôi gây nguy hại đến sức khỏe con người ra sao?

TTTĐ - Mới đây, Công an tỉnh Hưng Yên triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả có quy mô đặc biệt lớn. Một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn cho người.
Chợ tự phát thiếu an toàn, khó kiểm soát An toàn thực phẩm

Chợ tự phát thiếu an toàn, khó kiểm soát

TTTĐ - Theo Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, việc kiểm soát hiệu quả các chợ tự phát đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ nhiều lực lượng, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở.
Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt An toàn thực phẩm

Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt.
Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền Dinh dưỡng

Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền

TTTĐ - Ngày 24/6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP)” năm 2025 của Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Vũ Thu Hà chủ trì hội nghị.
Xem thêm