Tag

Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm?

Nhịp sống trẻ 02/08/2022 19:13
aa
TTTĐ - Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo những thay đổi, giao thoa giữa các nền văn hóa, có nhiều ý kiến cho rằng Gen Z đang là thế hệ “ảo tưởng” và đòi hỏi quá cao khi đi làm. Dù vậy, khi ranh giới giữa tiêu chuẩn truyền thống và phong cách hiện đại rất mong manh, nhà tuyển dụng và thế hệ Z rất dễ xảy ra những hiểu lầm khó tháo gỡ…
Vận động viên Gen Z muốn thay đổi “định kiến” về Esports Gen Z hiểu sâu sắc hơn giá trị của lao động từ làm thêm Chàng trai gen Z và những việc thiện nguyện

Sự kỳ vọng lớn lao

Sau khi du học trở về, Đặng Thu Trà (sinh năm 1998, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) chọn làm việc cho một start-up với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu tính linh hoạt, đa nhiệm cao. Là một Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012), Thu Trà cho rằng không quá khó hiểu khi thế hệ của cô luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.

“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, nhiều bạn trẻ hiện đại kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại “nhảy việc” liên tục hoặc làm nhiều việc một lúc”, Thu Trà nói.

Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm?
Thu Trà cho rằng không quá khó hiểu khi thế hệ của cô luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”

Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, cô gái 24 tuổi không phủ nhận nhược điểm lớn nhất của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.

Bản thân Thu Trà không tìm kiếm môi trường làm việc quá lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.

“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải "ôm" nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.

Với Thu Trà, cô sẽ chọn rời đi và thay đổi công việc khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được những lời đề nghị với mức đãi ngộ tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.

Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm?
Gen Z có rất nhiều kỳ vọng khi bắt đầu đi làm

Thế hệ Z được nhận diện là có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Theo một khảo sát mới đây từ một nền tảng tìm kiếm công việc, mức lương trung bình mà Gen Z mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.

Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống. Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1 - 2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế và năng lực của bản thân.

Đòi hỏi chính đáng

“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai chứ không chỉ Gen Z chúng mình mong muốn khi đi làm”, Thảo Vy (24 tuổi, nhân viên truyền thông sự kiện) cho biết.

Cá nhân Thảo Vy nhận định việc về thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.

Thảo Vy cho rằng có nhiều người trẻ hiện đại đang có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm. Nhưng việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.

Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm?
Thảo Vy cho rằng việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ

“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp có chung “sóng não” từ tính cách đến tư duy.

Còn bây giờ, mình muốn gắn bó với một công việc trong vòng 2 - 3 năm nên chắc chắn mình sẽ đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, môi trường làm việc không độc hại”, Thảo Vy nói.

Theo cô gái 24 tuổi, có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội.

“Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, Thảo Vy chia sẻ.

Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Quyết Thắng (23 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo anh, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.

“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, anh cho hay.

Theo Thắng, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động. Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác, nhiều người như Thắng bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.

Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm?
Quyết Thắng cho rằng nếu muốn có được quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng công ty trong suốt quá trình làm việc cho đến khi thực sự muốn rời đi

“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ.

Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, Thắng nói.

Ngoài ra, Thắng cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng công ty trong suốt quá trình làm việc cho đến khi thực sự muốn rời đi

“Mình không chọn rời đi nếu có đề nghị tốt hơn. Bởi khi đã xác định thử việc, mình đã muốn gắn bó với công ty đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, Thắng chia sẻ.

Đọc thêm

Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội Nhịp sống trẻ

Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội

TTTĐ - Em Nguyễn Tư Hoằng Quyền, học sinh lớp 9A4, trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm xuất sắc đỗ 3 trường chuyên lớn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh”

TTTĐ - 239 đội hình với sự tham gia của 12.389 tình nguyện viên từ các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô sẽ đến với những địa phương khó khăn trong Chiến dịch “Mùa hè xanh” 2024. Các đội hình sẽ phát huy tinh thần phong trào “Ba Sẵn sàng” và “Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước” để thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực.
Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Xem thêm