Tag
Nam Định

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long

Phóng sự 24/05/2023 16:40
aa
TTTĐ - Xã Bạch Long, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong những vựa muối lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích trên 230 ha. Nghề muối là kế sinh nhai của hàng nghìn người dân trong vùng, làm thì vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.
Quảng Ninh: Gian nan “gieo chữ” ở vùng cao Ba Chẽ Gian nan tìm kiếm linh hồn thanh xuân của “Em và Trịnh” Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng Bài 1: Gian nan làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nhọc nhằn nắng, gió

Cánh đồng muối xã Bạch Long từ xưa vốn là vùng đất được bãi biển bồi đắp thêm. Người dân từ khắp mọi nơi đổ về đây sinh sống, lập làng, lập xã ngay từ thời xa xưa. Nghề làm muối của những diêm dân kéo dài từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm. Công việc này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nắng càng to thì mới có được muối. Để làm ra những mẻ muối, diêm dân phải bắt đầu công việc từ sáng sớm, khi những tia nắng đầu tiên còn chưa bắt đầu. Nếu có cơ hội được trải nghiệm thì mới thấy được sự khó khăn, vất vả đến nhường nào để tạo nên hạt muối trắng ngần.

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Diêm dân từ sáng sớm đã bắt đầu công việc của mình

Khác với những vựa muối ở miền Trung, miền Nam, muối ở xã Bạch Long có thêm công đoạn phơi cát, lọc cát để tăng nồng độ mặn. Giai đoạn đầu tiên để sản xuất ra hạt muối là ngâm cát cùng nước biển và làm đất. Trên những cánh đồng muối, rất nhiều ô đất được khoanh lại theo hình chữ nhật sao cho đất mịn bề mặt, sau đó đổ cát ngấm nước phơi lên trên. Sau khoảng thời gian dài được phơi, cát khô, trên bề mặt từng hạt cát sẽ kết tinh thành nhưng hạt muối nhỏ.

Giữa tiết trời nắng nóng, từ 12h trưa đến 1h chiều là khoảng thời gian lý tưởng để các diêm dân ra vựa muối tiếp tục công việc của mình, thu gom những bãi cát đá kết tinh muối. Khác với những ngành nghề khác, nắng càng to càng gắt, muối càng mau tạo hình...

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Không ngại nắng nóng, nhiều người dân oằn mình trong cái nắng, gió của biển chờ đợi thành quả của mình

Chiều đến, các thành viên trong gia đình lại gọi nhau đi cào muối, gom muối. Những đụn muối nhỏ trắng tinh được cào trong ruộng, lấp lánh phản chiếu dưới ánh mặt trời. Mùa hè oi ả, nắng chiều chẳng dịu đi là bao, quyện thêm gió biển càng nóng, hình bóng của diêm dân in trên từng ruộng muối trắng. Hầu hết những diêm dân nơi đây là người lớn tuổi bởi thanh niên đều đã lên thành phố kiếm việc làm để có thu nhập ổn định, cao hơn

Những người “cõng” nắng

Đối với diêm dân nghề sản xuất muối luôn là một thứ nghề vất vả, nhọc nhằn. Cái nghề mà quanh năm ai cũng cầu sao ngày nắng thật lớn chỉ vì lo mỗi trận mưa dông ập về càng thêm phần khó khăn, cực khổ. Cái nghề mà ngày ngày vẫn phải oằn lưng “cõng nắng, cõng gió”, dưới thời tiết nóng oi bức mặc cái hương vị mặn mòi kia ám trên từng gương mặt đen sạm theo thời gian.

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Xe muối được lấp đầy với những hạt muối trắng tinh

Nếu cả đời làm muối, nghĩa là cả đời diêm dân gắn với cái cào và đôi quang gánh. Hơi mặn của muối, vị chát của mồ hôi, cái nóng như rang áp vào đôi bàn chân, phả vào mặt mũi nhưng diêm dân vẫn cần mẫn, dầm gót chân trần dưới ruộng để cào muối.

Ông Vũ Văn Nam, một hộ làm muối tại xã Bạch Long chia sẻ. “Tôi năm nay 57 tuổi, làm nghề này theo truyền thống cha truyền, con nối. Ngày trước, 100% các hộ ở Xã Bạch Long này làm muối giờ thì còn chưa tới nửa. Nhiều thửa ruộng bỏ hoang không làm nữa vì thu nhập thấp, công việc thì khó khăn, vất vả. Giá muối hiện này có 2.000 đồng/kg một cân, năm ngoái được giá cao lên khoảng 4.000 đồng/kg. Nói vui là “trời trả giá’’ vì thời tiết mà không ủng hộ thì chúng tôi thất thu, trời nắng to thì được nhiều muối thu nhập cao hơn’’.

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Mặc dù công việc vất vả nhưng người dân xã Bạch Long vẫn muốn có nắng, vì có nắng mới có muối và có tiền

Ở gần đó, ông Lương Cao Sơn, 59 tuổi người đã gắn bó với cái nghề làm muối này 50 năm. Làn da ngăm, đôi chân trần đã trải qua biết bao mùa muối khác nhau. Nhà ông có khoảng 3 sào ruộng làm muối và mỗi tháng thu nhập khoảng 1,4 đồng đến 1,5 triệu đồng từ việc làm muối.

Ông chia sẻ “Cái nghề này cực lắm, người ta mát mẻ thì đi làm, mình nắng to mới đi làm. Nắng mà không to thì không có muối, không ra tiền. Cả ngày phơi mình ngoài trời 10 -12 tiếng đồng hồ mà chẳng được bao nhiêu, giá muối thì thấp’’.

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, kéo dài thẳng tắp

Từng là vựa muối lớn nhất miền Bắc với diện tích 230ha, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ngoài những ruộng muối có người dân làm, thì vẫn có rất nhiều diện tích đất bị bỏ hoang, cỏ cây mọc um tùm.

Ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Long cho biết: Sau quy hoạch, địa phương còn khoảng 498 hộ làm muối với 1430 sào (tương đương 51,48 hecta) gồm bốn vùng: Làm màu, làm muối, làm thủy sản, dịch vụ thương mại. Trong đó ruộng muối đã quy hoạch xong. Còn ba mục kia chưa được phê duyệt.

Gian nan nghề làm muối tại xã Bạch Long
Diêm dân thu hoạch thành quả của mình sau ngày dài lao động

“Những năm gần đây trên địa bàn mọc lên một số nhà máy xí nghiệp chủ yếu là giày da và may mặc. Lao động trẻ từ 18-50 tuổi đi làm công nhân, còn những người già ở lại làm nên nhiều bà con bỏ ruộng không làm muối, công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập không ổn định, thêm nữa thời tiết thất thường nên người dân cũng không mặn mà.

Để gỡ một phần khó khăn cho diêm dân, hỗ trợ họ duy trì nghề muối, xã đã cho quy hoạch lại vùng sản xuất muối. Những vùng sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang đất trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, diện tích đất chuyển đổi vẫn trong diện quy hoạch, nhiều ruộng muối bỏ hoang. Về phía địa phương cũng khuyến khích người dân tu sửa lại ruộng đồng, làm muối lại cho đến khi được quy hoạch được phê duyệt”, ông Quang cho hay.

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm