Tag

Giới trẻ Hàn Quốc thích làm việc tại nhà và "không ăn nhậu" hậu Covid-19

Nhìn ra thế giới 29/06/2021 16:26
aa
TTTĐ - Sự tăng tốc của đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 tại Hàn Quốc, đang hy vọng sớm đưa nước này trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, có một số điều mà giới trẻ Hàn Quốc không muốn quay trở lại như trước, đặc biệt là liên quan đến văn hóa làm việc. Những người trẻ tại xứ sở kim chi sợ văn hóa ăn nhậu sau giờ làm hay còn được họi là “hoesik” quay trở lại trong môi trường công sở.
Hàn Quốc: Ai nên trả chi phí trong những buổi hẹn hò? Hàn Quốc: Cứ 4 sinh viên thì có một người đầu tư vào tiền điện tử Các cặp đôi Hàn Quốc tặng nhau cổ phiếu...chứ không phải hoa Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng sống phụ thuộc cha mẹ

Theo một cuộc thăm dò gần đây của JobKorea, 87% trong tổng số 1.424 người được hỏi tin rằng họ sẽ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường khi Hàn Quốc đạt miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, khi được hỏi họ muốn chứng kiến những thay đổi nào sau đại dịch, câu trả lời của họ khác nhau theo từng thế hệ.

Trong số những người được hỏi, 44,9% những người ở độ tuổi từ 20 - 30 cho biết họ muốn cả công ty và đồng nghiệp không tổ chức tụ tập sau giờ làm việc kể cả khi đại dịch kết thúc.

Khi được yêu cầu trả lời rõ hơn, 44,1% nhóm tuổi này cho biết họ muốn tiếp tục hạn các chế uống rượu bia sau giờ làm việc và 30,1% muốn tiếp tục làm việc tại nhà.

Trong khi đó, trong số những người được hỏi ở độ tuổi 40 đến 50, chỉ 31,7% muốn công ty hoặc đồng nghiệp của họ hạn chế tổ chức các buổi nhậu sau giờ làm việc. 22,4% người nhóm tuổi này muốn tiếp tục chính sách làm việc từ xa.

Ảnh minh họa: gettimagesbank
Ảnh minh họa: Gettimagesbank

Là một phần trong các quy định giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, chính phủ Hàn Quốc đã giới hạn giờ hoạt động của các quán bar, nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác để tránh tụ tập, đặc biệt là ở khu vực thủ đô. Quy tắc này đã khiến mọi người ngừng hoặc giảm các cuộc tụ tập ăn uống trong nhiều doanh nghiệp, cũng như giảm nhiều bữa ăn tối sau giờ làm việc, khi các nhà hàng phải đóng cửa trước 10 giờ tối.

Shin Hae-rin, 29 tuổi, một nhân viên văn phòng ở thủ đô Seoul, cho biết: “Hầu hết tất cả mọi người đều phải tham gia hoesik sau giờ làm việc hoặc sau các buổi hội thảo, thường đi kèm với việc uống rượu say, khiến cuộc sống công ty thực sự rất ngột ngạt đới với tôi. Nhờ đại dịch, tôi đã có thể dành buổi tối cho riêng mình, và tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi đại dịch kết thúc”.

“Hoesik”, từng là một phần thiết yếu trong văn hoá làm việc ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nó đã thay đổi nhiều khi chính phủ Hàn Quốc giảm thời gian làm việc tối đa từ 68 giờ xuống 52 giờ/tuần và ban hành luật chống bắt nạt, quấy rối nơi công sở.

Trong đó, luật này quy định rằng việc ép buộc nhân viên tham gia các cuộc tụ tập sau giờ làm là một kiểu bắt nạt.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi nền tảng tuyển dụng Saramin năm 2019 đối với 1.824 nhân viên công sở, 64,5% họ có thể từ chối những “lời mời” như vậy mà không phải đối mặt với hậu quả tiêu cực.

Tuy nhiên, vẫn còn 24,7% người được khảo sát cho biết họ có thể gặp phải những bất lợi ngầm khi bỏ qua những buổi họp mặt như vậy. Chẳng hạn như họ sẽ cảm thấy bị cô lập với đồng nghiệp, bị đồng nghiệp coi là người không phù hợp với tổ chức, không lắng nghe các vấn đề quan trọng của công ty, hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thăng tiến của bản thân.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm