Tag

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho mùa lễ hội an toàn, văn minh

Người Hà Nội 24/01/2025 13:59
aa
TTTĐ - Với công tác chuẩn bị bài bản của địa phương cùng việc sát sao, giám sát nghiêm chỉnh từ các cơ quan chức năng, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lễ hội năm 2025 an toàn và văn minh.
Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt Rộn ràng Lễ hội Xuân 2025, chia Tết ấm với học trò vùng cao Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân

Kiên quyết không để xảy ra hình ảnh phản cảm

Vào những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề cũng là lúc chuẩn bị bước vào mùa lễ hội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, sở, ngành tổ chức Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức tại nhiều địa điểm sẽ diễn ra lễ hội lớn và sớm nhất.

Báo cáo với Đoàn kiểm tra sáng 23/1, Trưởng Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Bùi Văn Triều cho biết, Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 1/2 đến hết 1/5 (tức từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng).

Huyện Mỹ Đức đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa lễ hội Chùa Hương năm
Huyện Mỹ Đức đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa lễ hội Chùa Hương năm 2025

Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Đặc biệt, Ban Tổ chức đã thực hiện việc tích hợp vé thắng cảnh và vé xuồng đò cho du khách về tham quan lễ phật bằng vé điện tử. Việc tích hợp vé đảm bảo thuận tiện cho du khách, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé. Giá vé thu phí thắng cảnh và xuồng đò, vé cáp treo, vé vận chuyển khách bằng xe điện… cũng đã được Ban Tổ chức niêm yết, công khai đầy đủ, đúng quy định.

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách, Ban Tổ chức Lễ hội cũng đã tổ chức việc xuồng đò được sơn đồng màu theo quy định, có đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che, ghế ngồi, nước uống miễn phí… Mỗi xã viên lái đò có mã QR để Hợp tác xã quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách.

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra chuẩn bị lễ hội tại Chùa Hương
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Lễ hội du lịch Chùa Hương

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý việc bày bán các mặt hàng không phù hợp gây phản cảm và việc sử dụng loa chào mời gây ồn ào trong khu vực Lễ hội, đảm bảo công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.

Ban Tổ chức tiếp tục duy trì các nhà vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ du khách; thu gom, vận chuyển rác thải trong khu vực lễ hội đưa đi xử lý tại các khu tập trung của TP; bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người như cổng động Hương tích, ga cáp treo, sân Thiên Trù đảm bảo an toàn cho du khách.

Kiểm tra thực tế tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, các thành viên Đoàn kiểm tra ghi nhận việc trang trí, khánh tiết, sắp xếp, bày biện các vật phẩm, hương hoa trong di tích đảm bảo chỉn chu, sạch sẽ, trang nghiêm.

Bên cạnh công tác quảng bá hình ảnh chùa Hương và tuyên truyền khuyến cáo tới du khách về tham quan thắng cảnh, Ban Tổ chức đã chủ động trong việc tuyên truyền chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh, lịch sự, không chơi bài ăn tiền trên thuyền, không vứt rác thải bừa bãi...

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho mùa lễ hội an toàn, văn minh

Trao đổi về công tác chuẩn bị Lễ hội, các thành viên trong Đoàn kiểm tra cho rằng, việc Ban Tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng, cấp chính quyền cơ sở xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn sông nước là rất quan trọng để lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh.

Đặc biệt, Ban Tổ chức cũng chú trọng công tác vệ sinh môi trường, gìn giữ cảnh quan di tích “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”... chủ động lên kế hoạch kiểm tra hoạt động quảng cáo, kiên quyết không để xảy ra việc bày bán các sản phẩm mang tính kích động, bạo lực, ấn phẩm mê tín, dị đoan…

Chuẩn bị kĩ lưỡng, triển khai bài bản

Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết, lễ hội Gióng đền Sóc là lễ hội thường niên diễn ra xuyên suốt tháng Giêng, từ đêm 30 Tết đến rằm tháng Giêng. Hàng năm, di tích đón khoảng 140.000 - 150.000 du khách thập phương về chiêm bái, riêng trong dịp lễ hội thu hút khoảng 40.000 - 50.000 khách, với ngày cao điểm có thể lên tới 20.000 lượt khách.

Để đảm bảo an toàn cho số lượng du khách lớn, công tác an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy đã được Công an huyện lập kế hoạch chi tiết, đặc biệt chú trọng trong quá trình diễn ra lễ rước và lễ tế.

Các phương án về an toàn giao thông, kiểm tra phòng cháy chữa cháy cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Trung tâm Quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc đã tiến hành sửa chữa hệ thống điện, khắc phục các tồn tại từ mùa lễ hội trước và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác y tế.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn)
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn)

Còn tại đền Sái (huyện Đông Anh), công tác chuẩn bị cũng được triển khai chu đáo. Theo Bí thư Đảng ủy xã Thụy Lâm Nguyễn Tuấn Đôn - Trưởng Ban chỉ đạo lễ hội đền Sái, xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết và ban hành các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ hội.

Các phương án về an ninh trật tự, an toàn giao thông, y tế được lập chi tiết theo từng ngày, từng vị trí, bao gồm cả hoạt động bảo vệ cổ vật, quản lý công đức và đón tiếp khách.

Trong khi đó, Lễ hội Gò Đống Đa năm nay sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/2 (mùng 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu tiên được tổ chức vào buổi tối 2/2 và truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Điểm nhấn của chương trình là phần nghệ thuật đặc biệt "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước" với hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại, có sự tham gia của hơn 400 diễn viên quần chúng.

Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Đống Đa Đặng Thị Mai, quận đã có chủ trương tổ chức từ tháng 6/2024 với mục tiêu đột phá trong việc sử dụng công nghệ số hóa. Đến ngày 20/1, khoảng 80% công tác tổ chức đã được triển khai.

Quy mô dự kiến có khoảng 2.500 người tham dự. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, kinh phí tổ chức chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Quận đã có phương án phân luồng giao thông chi tiết và bố trí các điểm đỗ xe thuận tiện cho người dân.

Tại các buổi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài yêu cầu các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; xây dựng chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

Công tác vệ sinh môi trường cần được quan tâm hơn nữa, chú trọng việc tổng vệ sinh trước và sau lễ hội, tăng cường thu dọn vệ sinh thường xuyên trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Đồng chí Phạm Xuân Tài cũng nhấn mạnh việc tổ chức lễ hội phải tuân thủ nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội và Thông tư 04/2023/TT-BTC về thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức.

Các nghi lễ cần được thực hiện đúng truyền thống văn hóa, đồng thời phải đảm bảo nếp sống văn minh và quy tắc ứng xử của thành phố, đặc biệt là tại nơi thờ tự. Ban Tổ chức cần kiểm soát chặt chẽ trang phục của du khách và hành vi ứng xử để đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn và lành mạnh.

Đọc thêm

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Xem thêm