Tag

Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt

Người Hà Nội 20/01/2025 12:03
aa
TTTĐ - Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Kiểm tra bảo đảm an toàn PCCC tại lễ hội chùa Hương 2024 Hàng vạn du khách trảy hội chùa Hương Thực hiện nghiêm quản lý và tổ chức lễ hội tại Chùa Hương

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành

Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố.

Tại buổi họp báo, đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương 2025 cho biết: Lễ hội Chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2024 (tức từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 3/2/2025 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng).

Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2025 thông tin về điểm nổi bật của lễ hội năm nay
Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2025 thông tin về điểm nổi bật của lễ hội năm nay

Theo đó, Ban Tổ chức tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉnh trang cảnh quan, không gian lắp đặt panô, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến đường Tỉnh lộ 419 (từ Đốc Tín đi Hương Sơn) và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến để tạo cảnh quan cho du khách về tham quan thưởng ngoạn lễ hội.

Ngoài chương trình lễ hội có các hoạt động như: Hội chợ trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương và các huyện lân cận; biểu diễn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt tại địa phương gồm: Rối cạn Tế Tiêu, cồng chiêng người Mường, hoạt động hát chèo tại các câu lạc bộ trên địa bàn huyện...

Ban Tổ chức tiếp tục đổi mới việc tích hợp vé thắng cảnh và vé xuống đò đảm bảo thuận tiện cho du khách về tham quan lễ Phật.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - nhấn mạnh về nét đẹp văn hóa và truyền thống của Chùa Hương
Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Tùng Lâm Hương Tích nhấn mạnh về nét đẹp văn hóa và truyền thống của Chùa Hương

Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ trì phối hợp cùng các đơn vị xây dựng giải pháp tích hợp vé thắng cảnh và xuồng đò đảm bảo thuận tiện cho du khách, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé cho du khách và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật (bao gồm vé gộp thắng cảnh - đò thuyền và vé đò bù tải).

Ban Tổ chức giao UBND xã Hương Sơn chủ trì xây dựng đề án thu phí đặc thù trông giữ phương tiện cho du khách về tham quan, lễ Phật đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về tài sản, văn minh, thân thiện, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi về thăm quan, lễ Phật Chùa Hương năm 2025.

“Tại lễ hội Chùa Hương năm nay Ban Tổ chức tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xuồng đò phục vụ du khách về tham quan, lễ Phật được an toàn, văn minh và thân thiện.

Xuồng đò được sơn đồng màu theo quy định, có đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che, ghế ngồi, nước uống miễn phí... Mỗi xã viên lái đò có 1 mã QR để HTX quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách”, đồng chí Đặng Văn Cảnh nhấn mạnh.

Việc tổ chức điều hành, sắp xếp các phương tiện vận chuyển khách trên dòng suối vào ra thuận lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định về giao thông đường thủy. Ban Tổ chức thường trực và công khai số điện thoại nóng 24/24, trực tiếp phân công lực lượng tiếp nhận và xử lý các phản ánh của du khách trong công tác vận chuyển khách.

Đồng chí Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương giải đáp câu hỏi của báo chí
Đồng chí Bùi Văn Triều - Trưởng ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương giải đáp câu hỏi của báo chí

Mỹ Đức tiếp tục làm tốt công tác quản lý mặt bằng, dịch vụ và công tác phòng chống cháy nổ gắn với các thiết chế văn hóa.

Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn phối hợp với UBND xã Hương Sơn và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý mặt bằng hàng quán, giải tỏa mái che, mái vẩy; thực hiện kẻ vạch đảm bảo tuyến đi bộ, thông thoáng, gọn gàng, tạo không gian cho du khách về tham quan lễ Phật.

Tổ mặt bằng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát xử lý việc bày bán các mặt hàng không phù hợp gây phản cảm và việc sử dụng loa chào mời gây ồn ào trong khu vực lễ hội, đảm bảo công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.

Nhiều hoạt động đặc sắc

Năm nay, các nhà vệ sinh công cộng tiếp tục phục vụ miễn phí cho du khách. Cùng với đó là việc thu gom rác thải và vận chuyển đưa đi xử lí tại khu tập trung của thành phố. Ban Tổ chức cũng bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người như cổng động Hương Tích, ga cáp treo, sân Thiên Trù để đảm bảo an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức cũng xây dựng “Tuần lễ văn hóa - du lịch" diễn ra từ ngày 11/3 - 18/3/2025 (tức ngày 12/2 - 19/2 Âm lịch - Lễ Khánh đản năm 2025).

Ban Tổ chức chuẩn bị công tác tốt nhất để du khách cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp đất và người Mỹ Đức
Ban Tổ chức chuẩn bị công tác tốt nhất để du khách cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp đất và người Mỹ Đức

Theo đó, du khách sẽ được thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và hội chợ thương mại du lịch với các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện và các tỉnh, huyện bạn lân cận cùng với các sản phẩm du lịch Chùa Hương như: Rau sắng, củ mài, rượu mơ Hương Tích... nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản địa phương thu hút du khách về tham quan.

Ban Tổ chức cũng phối hợp với nhà chùa Tùng Lâm Hương Tích tổ chức các chương trình, triển lãm các tác phẩm nghệ thuật ảnh về Chùa Hương xưa và nay; Đêm thơ Nguyên tiêu; đua thuyền; múa rồng, rước kiệu ngày xuân, lễ khánh đản, lễ ngũ bách danh, chương trình văn nghệ truyền thống đặc sắc; trò chơi dân gian; múa rối cạn; cồng chiêng An Phú, chèo Đông Bình, chèo Hồng Sơn...

Lễ hội Chùa Hương từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Với truyền thống lâu đời, lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng mà còn là nơi giao thoa của văn hóa, là dịp để mỗi người dân tìm về, thể hiện sự kính trọng đối với các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Đồng chí Đặng Văn Cảnh cho biết: Ban Tổ chức nhấn mạnh vào yếu tố tôn vinh văn hóa truyền thống; gắn kết tín ngưỡng và du lịch; khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử; góp phần phát huy giá trị di sản, kết nối cộng đồng tại chùa Hương.

Đọc thêm

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Xem thêm