Tag

Hà Nội đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

Kinh tế 27/04/2021 07:00
aa
TTTĐ – Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2021 trên địa bàn Hà Nội công bố hồi cuối tháng 3, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục phấn đấu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm. Điều này cho thấy quyết tâm của lãnh đạo TP Hà Nội trong việc phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, hình thành nền kinh tế số của thành phố. Thế nhưng, song hành với tốc độ phát triển, lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu cùng một vài điểm về chính sách pháp lý chưa thực sự đầy đủ trong lĩnh vực này… đang là những trở ngại. Để khắc phục những điểm yếu này, Hà Nội cần có các cơ chế, giải pháp quản lý hình thức kinh doanh hiện đại này chặt chẽ hơn.
Tháng khuyến mại Hà Nội: Đẩy mạnh tiêu dùng 4.0 Thương mại điện tử - “Mảnh đất” kinh doanh đầy màu mỡ Việt Nam đứng thứ tư Châu Á - Thái Bình Dương về mua sắm trực tuyến Năm 2020 sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam mua sắm trực tuyến

Bài 1: Còn nhiều dư địa phát triển

Trong 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội được đánh giá là một trong các thị trường phát triển thương mại điện tử năng động nhất trên cả nước. Nắm bắt xu hướng phát triển này, thành phố tiếp tục đề ra các mục tiêu phát triển thương mại điện tử cho năm 2021 với những con số hết sức cụ thể. Điều đó cho thấy, cơ hội và tiềm năng phát triển thương mại điện tử của Thủ đô là vô cùng lớn.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng hưởng lợi

Thương mại điện tử (TMĐT) tại thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang có những bước tăng trưởng ấn tượng, làm thay đổi phương thức bán hàng của doanh nghiệp và thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Là người thường xuyên mua hàng qua kênh thương mại điện tử, chị Lê Hồng Hạnh (32 tuổi), nhân viên chăm sóc khách hàng tại Hà Nội đã chọn mua gói phí vận chuyển cho tất cả các đơn hàng trong một năm với giá 499.000 đồng/năm.

“Tôi thường xuyên mua hàng trên mạng, đặc biệt là sách nên tôi đã chọn mua gói hội viên này. Có những tháng tôi mua cả mấy cuốn nên chọn cách trả phí cả năm thế này cho rẻ. Hơn nữa, ở công ty cũng có nhiều người hay mua sách nên tôi nhận đặt hàng giúp họ. Đỡ rất nhiều phí ship (vận chuyển). Tôi thấy hình thức này rất thuận tiện vì bây giờ việc mua sắm online trở nên quá phổ biến. Chúng tôi hầu như ít ra cửa hàng vì thời gian cũng eo hẹp. Hết gói này tôi sẽ lại mua tiếp”, chị Hạnh chia sẻ thêm.

Hà Nội đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

Bằng chiếc máy tính có kết nối internet, người tiêu dùng có thể thoải mái mua sắm những mặt hàng khác nhau

Có thể nói, việc mua sắm online, thanh toán trực tuyến trở nên cực kỳ dễ dàng đã khiến cho rất nhiều người tiết kiệm được thời gian của mình. Chỉ cần ngồi một chỗ, có máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet là bạn có thể mua sắm bất kỳ thứ gì mà bạn muốn chỉ bằng một click chuột.

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, Công ty Lữ hành Hanoitourist đã phối hợp nhiều ngân hàng, tạo ứng dụng đặt mua tour du lịch và thanh toán trực tuyến để thuận tiện cho khách hàng. Hiện tỷ lệ bán các sản phẩm du lịch qua kênh online của Hanoitourist ngày càng tăng, gắn liền với các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2020, Hà Nội đã triển khai chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn tại địa chỉ chonhaminh.gov.vn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đưa nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch về chất lượng và giá cả đến với người tiêu dùng Thủ đô. Đây không chỉ là loại hình kinh doanh phù hợp với thời đại công nghệ mà còn mang đến nhiều lợi ích trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên cho biết, để gạo thơm Bối Khê của xã liên kết theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký bán hàng qua chợ thương mại điện tử. Nhờ đó số lượng tiêu thụ mỗi năm qua hợp đồng là 700 - 1.000 tấn. Thông qua chợ thương mại điện tử, nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo thơm Bối Khê của xã Tam Hưng, đã gọi điện và đặt hàng.

Theo đại diện Amazon Global Selling Việt Nam, tỷ trọng thương mại điện tử đang tăng mạnh. Thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử Amazon để kết nối với các nhà phân phối và người tiêu dùng khắp thế giới. Vì thế, hàng Việt được khách hàng toàn cầu biết đến và tin dùng hơn.

Như vậy rõ ràng, sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử… đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng của doanh nghiệp theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Đánh giá về chuyển đổi số với doanh nghiệp trong nước, các chuyên gia đều cho rằng, đây là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm kiếm mô hình hoạt động linh hoạt, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực, nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đặt mục tiêu năm 2021 sẽ có 45% người dân tham gia mua sắm trực tuyến

Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2021 công bố cuối 3 vừa qua, Hà Nội đặt mục tiêu doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và tính cho cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 45%; 60% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 85% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

Thành phố cũng phấn đấu 70% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 30% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; đặc biệt 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc.

Hà Nội đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2021 sẽ có 45% người dân tham gia mua sắm trực tuyến

Theo đánh giá của Sở Công thương Hà Nội, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã ứng dụng thương mại điện tử, coi thương mại điện tử là một phần không thể thiếu để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, mặc dù hoạt động kinh doanh đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 nhưng đây cũng là cơ hội ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh để vượt qua khó khăn. Xu hướng hiện nay và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì TMĐT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT của Việt Nam đạt mức 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Các nghiên cứu mới đây dự báo, năm 2022, giá trị thương mại điện tử toàn thế giới sẽ đạt khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, gấp 6 lần so với thương mại truyền thống. Theo đó, chuyển đổi số sẽ trở thành hướng đi tất yếu, là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn tầm ra thế giới, đưa hàng hóa Việt Nam "phủ sóng" toàn cầu.

Rõ ràng, với những gì đã và đang triển khai trong việc phát triển thương mại điện tử, cùng với những nhận định về sự phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng như thế giới, cơ hội để Hà Nội phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và an toàn hơn nữa thị trường thương mại điện tử là hoàn toàn có cơ sở. Vấn đề còn lại chính là nhận ra những thách thức, giải quyết nó bằng những biện pháp cụ thể, chi tiết mà mang tính toàn diện lâu dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp tham gia thị trường và đặc biệt là người tiêu dùng – thành phần cốt yếu của thị trường thương mại điện tử.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Xem thêm