Tag

Hà Nội đẩy nhanh phát triển dịch vụ, du lịch các tháng cuối năm

Tin tức 05/07/2022 09:57
aa
TTTĐ - Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, phát triển các mô hình kinh tế mới; Đẩy nhanh phát triển các lĩnh vực dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, vận tải, logistics...
Hà Nội sẽ xây dựng công viên phần mềm để thu hút các doanh nghiệp đầu tư Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hà Nội và cộng đồng doanh nghiệp chung tay vực dậy nền kinh tế
Hà Nội đẩy nhanh phát triển dịch vụ, du lịch các tháng cuối năm
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải báo cáo tại kỳ họp

Vận tải, du lịch phục hồi mạnh

Báo cáo tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội sáng nay (5/7), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội cùng cả nước mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn trong trạng thái bình thường mới tạo đà phục hồi phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá cao, GRDP 6 tháng tăng 7,79% (quý I tăng 6,03%, quý II tăng 9,49%) - gấp 1,32 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (5,91%).

Xuất khẩu phục hồi mạnh; Kim ngạch ước tăng 19,5% - gấp gần 5 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (4,5%). Nhập khẩu duy trì mức tăng cao tương đương cùng kỳ (22,5%). Một số chỉ tiêu thay đổi tích cực như thu ngân sách đạt trên 267.200 tỷ đồng. Thành phố thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và các chính sách miễn, giảm thuế, lệ phí.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố thực hiện giảm VAT 2% đối với 41.797 doanh nghiệp, đạt 43% kế hoạch; Tổng giá trị thuế VAT được giảm trừ 2% là 1.734 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch; Đã hỗ trợ giảm 88 tỷ đồng đối với cơ sở, hộ, cá nhân kinh doanh; Giảm lệ phí trước bạ khoảng 450 tỷ đồng (lũy kế là 1.350 tỷ đồng, đạt 75% KH); Đã huy động xã hội hóa để hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho trên 5,69 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí 7.243,6 tỷ đồng; Hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022 do ảnh hưởng COVID-19 dự kiến là 892,993 tỷ đồng.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, trong 6 tháng qua, hoạt động bán lẻ, vận tải, du lịch phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ ước tăng 21,8% - gấp 3 lần mức tăng cùng kỳ (7,2%). Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 30,8% (cùng kỳ giảm 10,7%), doanh thu tăng 18,6% (cùng kỳ tăng 11,3%).

Đại hội Thể thao Đông Nam Á thu hút nhiều đoàn vận động viên và khách du lịch góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ tăng đột biến. Khách du lịch quốc tế tăng 79,5% (cùng kỳ giảm 86,2%); Khách du lịch trong nước tăng 25,9% (cùng kỳ giảm 17,7%).

Cùng với đó, công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ. Nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh: Đã trình Chính phủ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, một số vấn đề còn tồn tại được UBND TP Hà Nội thẳng thắn nhận định đó là bên cạnh sự cải thiện xếp hạng của Chỉ số PAPI và Chỉ số SIPAS, các chỉ số PCI giảm 1 bậc, PAR Index giảm 2 bậc so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã có lúc thiếu chặt chẽ, chưa thật sự hiệu quả; Thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân còn phiền hà.

CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 3,04% - cao hơn khá nhiều mức tăng cùng kỳ (tăng 0,97%) gây áp lực lên mục tiêu năm 2022 là kiểm soát lạm phát dưới 4%; Trong đó nhóm hàng giao thông tăng cao nhất - 15,3%.

Công nghiệp tăng thấp hơn cùng kỳ: IIP 5 tháng đầu năm tăng 6,4% (cùng kỳ tăng 9,4%); GRDP công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 6,31% (cùng kỳ tăng 7,95%). Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do các doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 trong thời gian dài; Ngoài ra, việc mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn về mặt bằng, về vốn đầu tư…

Đẩy mạnh kích cầu đầu tư

Hà Nội đẩy nhanh phát triển dịch vụ, du lịch các tháng cuối năm
Các đại biểu thông qua chương trình kỳ họp

Trong 6 tháng cuối năm 2022, TP Hà Nội đặt nhiệm vụ thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư; Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu.

Theo đó, thành phố phát huy cao nhất hiệu quả của 6 tổ công tác của thành phố về giải ngân vốn đầu tư công; Xác định đây là những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Ngoài ra, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch của UBND TP đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; Tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.

Thành phố cũng theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa và cả tình hình thời tiết để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành bình ổn giá phù hợp; Đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại, xất nhập khẩu bền vững và các cân đối về điện, xăng dầu, nhất là bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa cao điểm nắng nóng; Phấn đấu kiểm soát chỉ số giá dưới 4%.

Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, phát triển các mô hình kinh tế mới; Đẩy nhanh phát triển các lĩnh vực dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, vận tải, logistics... Thúc đẩy doanh nghiệp logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3, mức độ 4, hướng đến mức độ 5, logistics điện tử; Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật 5 cụm công nghiệp đã khởi công, đồng thời khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 39 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập; Xem xét thành lập các cụm công nghiệp mới theo quy hoạch; Hỗ trợ khoảng 30 doanh nghiệp tham gia lập hồ sơ xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Số hóa cơ sở dữ liệu hệ thống điện thành phố Hà Nội - thí điểm trên địa bàn quận Ba Đình và huyện Gia Lâm”.

Đọc thêm

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Xem thêm