Tag

Hà Nội quản lý chất lượng nông, lâm sản qua hệ thống truy xuất nguồn gốc

Nông thôn mới 19/01/2023 07:05
aa
TTTĐ - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhằm quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Hà Nội tiếp tục duy trì “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm sản, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà Nội” (check.hanoi.gov.vn).
Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã truy xuất nguồn gốc nông sản Bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Hà Nội: Tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động truy xuất nguồn gốc Hà Nội: Khó khăn khi truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong trường học Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở vi phạm điều kiện về an toàn thực phẩm

Đến nay, hệ thống đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 3.313 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông, lâm sản và thủy sản, tăng 212 cơ sở so với năm 2021; Đã cấp 12.466 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống, tăng 1.554 sản phẩm so với năm 2021.

Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuấ theo hướng truyền thống 10-30%. Mặt khác, hệ thống điện tử (check.hanoi.gov.vn) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm.

Đặc biệt, truy xuất nguồn gốc là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của nông dân bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng.

Hà Nội quản lý chất lượng nông, lâm sản qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
Hà Nội tiếp tục duy trì “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm sản, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà Nội”

Đồng thời góp phần gia tăng giá trị nông sản của các địa phương và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong giai đoạn mới theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng. Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

Ngoài những kết quả trên, thành phố Hà Nội còn thường xuyên trao đổi thông tin, giới thiệu các địa chỉ sản xuất, sơ chế chế biến kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố để phối hợp công tác kết nối tiêu thụ nông lâm thuỷ sản, nhằm hỗ trợ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương.

Số lượng sản phẩm của một số địa phương tiêu thụ qua các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, thương nhân kinh doanh của Hà Nội tiếp tục tăng trong thời gian vừa qua, nhất là sau thời gian chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Theo báo cáo, ước tính các chuỗi của 43 tỉnh, thành phố trong năm 2022 đã cung cấp về Hà Nội: 162.500 tấn rau; 53.557 tấn trái cây; 60.429 tấn thịt; trên 130 triệu quả trứng; 7.597 tấn thủy sản; 19.500 tấn thực phẩm chế biến; 49.129 tấn lương thực.

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, việc truy xuất nguồn gốc là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của nông dân bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng.

Đồng thời góp phần gia tăng giá trị nông sản của các địa phương và tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

Hà Nội quản lý chất lượng nông, lâm sản qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Ông Chu Phú Mỹ cho biết, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản. Đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản phục vụ đặc biệt là những ngày lễ, Tết trong năm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất, chất cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ, trong phát triển nông nghiệp thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch giết mổ.

“Đặc biệt, thành phố Hà Nội khuyến khích áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn. Duy trì, phát triển thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm