Tag

Hà Nội tháng Tư, sống chậm để hoài niệm và lắng đầy cảm xúc

Văn hóa 13/04/2020 15:03
aa
TTTĐ - Cữ này mọi năm, người Hà Nội thỏa thuê thưởng thức sắc trắng hoa loa kèn, tận hưởng nốt những ngày cuối xuân mát dịu sẽ vội vàng qua. Còn năm nay, người Hà Nội đang học cách sống chậm hơn với rất nhiều hoài niệm.

Hà Nội tháng Tư, sống chậm để hoài niệm và lắng đầy cảm xúc

Ai cũng mong sớm hết dịch Covid-19 để được ùa vào nhịp sống thường ngày của Hà Nội

Bài liên quan

"Hà Nội nghĩa tình" 8.000 suất ăn/ngày tiếp sức sinh viên, công nhân khó khăn

Hà Nội có cây ATM gạo nghĩa tình thứ hai trong mùa dịch Covid-19

Thêm 2 ca mắc Covid-19 từ ổ dịch làng Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội)

Thiếu nhi Thủ đô thiết kế trò chơi online “Đánh bay Covid”

Những ngày ngồi đếm thời gian…

Ai cũng bảo độ này thời gian trôi chậm thế. Cũng đúng thôi. Năm nay, tháng Giêng vẫn ăn nghiêng bồ lúa nhưng thiếu vắng không khí hội hè miên man với những chuyến đi xa, càng không có cảnh đua chen, nhốn nháo.

Nhiều người chọn cách bái vọng từ xa. Nghĩa là dù những lễ hội lớn như Giỗ tổ Hùng Vương, hội làng, hội đền, hội thánh… tất cả đều thắp nén hương tại gia để tưởng nhớ.

Âu đó cũng là một cách hay. Bởi lẽ, tưởng nhớ người xưa đôi khi chỉ là nhớ về với lòng thành kính, biết ơn chứ không phải đến tận nơi thờ cúng, chen chúc đặt lễ to nhỏ, khấn vái, chen vai thích cánh để mong được chút “lộc rơi lộc vãi”.

Trong bối cảnh lễ hội có nhiều điều đáng bàn như hiện nay thì việc dừng tổ chức một năm có vẻ như cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống văn hóa, đời sống tâm linh. Đây cũng là dịp để cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu có thể cân nhắc kỹ hơn về việc có nên tiếp tục để tồn tại những lễ hội không thực sự phù hợp với đời sống đương đại.

Vì thế, mùa xuân năm nay người ta lo đến phần đời sống thực hơn. Dịch bệnh Covid-19 đe dọa toàn cầu. Để tránh nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thì cách tốt nhất là cách ly, bảo vệ mình và mọi người.

Tháng Tư năm nay đánh dấu bằng ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội. Suốt từ đầu năm, thời gian trôi đã chậm, 15 ngày cách ly còn nhích từng giờ. Với xã hội năng động như hiện nay, ngồi yên tại nhà không phải là điều dễ dàng nhưng hầu hết người Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng của việc này.

Hà Nội tháng Tư, sống chậm để hoài niệm và lắng đầy cảm xúc

Họ đã biến mỗi ngôi nhà của mình trở thành pháo đài, nơi trú ẩn bình yên và an toàn, ấm áp và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Không còn những thú vui rất bình dị ấy là sáng sớm cuối tuần được bát phố ngắm trời ngắm đất hoặc sà vào một quán trà chén ven đường nhâm nhi tờ báo vừa mua của một hàng quen?

Không còn những chiều tạt vội vào xe hoa mua vài bó loa kèn về cắm để ngắm nghía hay chụp ảnh, không còn những ngày nghỉ mua bột bánh trôi về nặn trong tiết trời nồm ẩm đặc trưng lúc giao mùa.

Tháng Tư năm nay, trong cái rét nàng Bân hiếm hoi nhiều năm mới lại ghé thăm vào dịp này, rét tê cóng, những cơn mưa rộn rã gõ trên mái tôn vào đêm và sáng với nhịp ồn ào và dày dặn. Cơn mưa rét cũng khiến mọi người cuộn tròn trong chăn ấm, không lo bị ướt, bị ngập, bị muộn giờ làm, giờ học, không lo tắc đường lúc tan tầm.

Chưa có tháng Tư nào người Hà Nội được đếm thời gian một cách thong thả vậy. Sốt ruột ư, có chứ, tiếc những tháng ngày ngồi nhà ư, có chứ. Ai mà chả ham lao động sản xuất. Ai có việc vẫn cứ ở nhà làm như thường. Chế độ làm việc chỉ chuyển từ văn phòng về nhà riêng. Còn ai không có việc gì cứ ngồi yên, đâu phải vì lười biếng mà bởi thời khắc này yêu cầu chúng ta làm như vậy.

Những ngày tháng Tư này vì thế không phải trôi qua vô ích. Người Hà Nội cùng cả nước đếm thời gian, không phải để được nghỉ ngơi nhiều hơn mà mong sớm đến ngày hết dịch để nhịp sống trở lại bình thường.

Những hoài niệm…

Còn trên khắp phố phường Hà Nội, đã có chuyển biến gì rõ rệt. Phố phường rất nhiều nơi vắng lặng, điều hiếm hoi chỉ xảy ra ở Hà Nội vào dịp Tết. Ngoài một số ngày những người thiếu ý thức rộ lên, ra khỏi nhà cho khỏi cuồng cẳng thì còn rất nhiều khoảnh khắc những con đường thênh thang chờ bước chân người đi.

Cữ này hằng năm, có thể bắt gặp những chồi xanh biếc của hàng phượng, những búp non đo đỏ của bằng lăng, mầu tươi trẻ của những tán xà cừ. Thường thì đã có những bông bằng lăng tím ngắt lanh chanh đi trước giành lấy nhiệm vụ mang tín hiệu mùa hè đến sớm khiến một sớm tháng tư trên đường phố, người ta bỗng dịu lòng quên đi cảnh ồn ào chen lấn xung quanh.

Tháng Tư này, cây cối hoa lá của Hà Nội dường như cũng đang nín thở chờ đợi một sự bung tỏa đầy mãnh liệt. Cũng có thể, đó là sự mừng thầm vì thời tiết đã trở lại ôn hòa hơn, cái lạnh kéo dài hơn trả về cho tháng Tư những ngày lạnh giá như xưa kia. Cũng có thể, đó là một sự chờ đợi, giống như bao cây cổ thụ bên hồ Gươm cũng vẫn đang nghiêng mình chờ đợi...

Tháng Tư về, cái lạnh vẫn dùng dằng lan đi trong không gian, mỗi khi gió thổi tới khiến ai có việc cần thiết phải ra đường so mình vì rét. Cô bạn nhỏ tuổi của tôi, đang là sinh viên năm cuối một trường đại học thì bảo, cô mong chờ tháng Tư, bởi nó là thời điểm đánh dấu chuẩn bị chuyển mình ra khỏi đời sống sinh viên.

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, thời điểm đó bị kéo lùi lại, cô không lấy làm buồn mà coi như là thử thách để chuẩn bị sắp xếp lại cuộc sống, cho mình một khoảng nghỉ trước khi bước vào môi trường công sở với rất nhiều lo toan.

Hà Nội tháng Tư, sống chậm để hoài niệm và lắng đầy cảm xúc

Cô còn rất trẻ, đương nhiên chẳng hề phải giật mình vì thời gian nhưng có một lẽ mà tháng tư vô cùng thân thuộc với cô, đó là từ 10 năm nay, năm nào cô và các bạn cũng mong chờ ngày đầu tiên của tháng Tư. Nó không phải là ngày Cá tháng Tư đầy tiếng cười như trước nữa, mà mang chút ngậm ngùi nuối tiếc.

Đó là ngày "người hát rong" tài hoa Trịnh Công Sơn rời bỏ cõi tạm để trở về với cát bụi. Sinh viên mà, có những hoạt động tập thể tự phát nhưng ý nghĩa, để lại trong lòng bao kỉ niệm. Đã thành thông lệ, mỗi tối 1/4, cô và bạn bè đều tụ tập bên nhau, đốt lên những ngọn nến, cùng cây đàn ghita bập bùng, hát thâu đêm những bài ca của Trịnh.

Câu chuyện của cô khiến tôi bồi hồi với những ký ức của mình, khi cũng là sinh viên như cô bây giờ. Ngày ấy, Trịnh chưa ra đi, hầu như tối sinh nhật, vui chơi nào chúng tôi cũng đàn hát, và mọi ngả đường rồi thế nào cũng quay về nhạc Trịnh. Bây giờ, tôi tin, Hà Nội nơi tập trung rất nhiều sinh viên, các trường đại học, tối nào mà chẳng có ít nhất một bài hát của Trịnh vang lên.

Năm nay, không chỉ riêng đêm ngày 1/4 mà cả tháng Tư này, không có nhiều nhóm, nhiều người cùng ngồi lại bên nhau, trong khuôn viên trường, một phòng nào đó trong ký túc xá hoặc một quán cà phê nào đó hay trong một công viên, một nhà hát mà trong mỗi ngôi nhà sẽ vang lên các bài hát của ông.

Không chỉ sinh viên mà người người ở mọi lứa tuổi cũng sẽ tưởng nhớ ông, dù năm nay, khi tháng tư về, hình như không có cuốn sách, nhiều tư liệu về cuộc đời ông, âm nhạc ông lần đầu tiên được công bố như mọi năm.

“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên / Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình / Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống / Vì đất nước cần một trái tim”. Câu hát ấy của ông nhiều người chọn để đăng lên mạng xã hội. Đất nước đang cần chúng ta ngồi yên, cần những trái tim sẻ chia để sớm chiến thắng trong trận chiến lịch sử này.

Rồi tháng Tư sẽ chậm trôi đi, mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày chúng ta đã chiến đấu hết mình với Covid-19. Để ngày này năm sau, chúng ta sẽ được ngồi bên nhau và nhớ lại, tháng tư năm ấy chúng ta đã làm những gì để cùng nhau chống dịch.

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Xem thêm