Hà Nội: Xác định đúng đối tượng, kiên quyết "làm chặt" từ ngày 10/8
Chốt kiểm soát phòng chống dịch trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) kiểm tra giấy tờ, thông tin của người lưu thông trên phố - ảnh chụp trước 7h30 ngày 9/8/2021. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) |
Trong ngày đầu tiên triển khai văn bản số 2562/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc siết chặt việc cấp và sử dụng "Giấy đi đường" trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn người dân chưa kịp chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa hiểu đúng, hiểu đủ quy định của thành phố, dẫn đến hiện tượng ồ ạt đi xin xác nhận tại một số trụ sở Ủy ban Nhân dân phường.
Do đó, các lực lượng chức năng làm việc tại các chốt kiểm soát đang linh hoạt trong việc nhắc nhở, xử phạt và tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện đúng.
Đảm bảo cấp giấy đi đường đúng đối tượng
Để xác định rõ các đối tượng cần xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, xã, Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết thêm các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn quận và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể thuộc thành phố trên địa bàn quận cần thực hiện nghiêm túc theo mục 2 và mục 3 của văn bản số 2562/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Theo đó, người lao động thuộc các đơn vị này sử dụng giấy đi đường do đơn vị cấp mà không phải xin xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường; đồng thời mang kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện theo mục 5 của văn bản, theo đó phối hợp với Ủy ban Nhân dân phường (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo).
Còn các cơ quan (không bao gồm cơ quan Trung ương và thành phố), đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tạm dừng hoạt động cần phối hợp với Ủy ban Nhân dân phường để được kiểm tra, xác nhận giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo) cho nhân viên trực đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại đơn vị.
Theo ông Phan Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng, việc Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành quy định mới là rất cần thiết, bởi mặc dù chính quyền các cấp đã triển khai rất nhiều giải pháp, rất nhiều các chốt kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn tình trạng người tham gia giao thông đông.
Một trong những nguyên nhân là do còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp cấp giấy đi đường chưa thực hiện đúng theo quy định; trong đó có những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu cũng cấp giấy đi đường cho nhân viên, thậm chí không phải nhân viên của doanh nghiệp mình để thực hiện các mục đích khác khi tham gia giao thông.
"Còn nhiều doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế ra thông báo không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh nhưng vẫn còn giữ dấu. Chính các doanh nghiệp này đã cấp giấy đi đường cho cá nhân lưu thông trên đường. Việc này gây khó khăn rất nhiều cho các cơ quan chức năng khi kiểm tra, kiểm soát người tham gia giao thông trong bối cảnh toàn thành phố thực hiện giãn cách," ông Phan Văn Phúc chia sẻ.
Để kiểm soát được số lượng doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, theo ông Phan Văn Phúc, khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì họ đăng ký rất nhiều mặt hàng khác nhau cho kế hoạch kinh doanh sau này. Tuy nhiên, trên thực tế, họ chỉ kinh doanh một hoặc vài mặt hàng. Các cơ quan chức năng nếu chỉ căn cứ trên tờ giấy đi đường thì không thể biết được doanh nghiệp này kinh doanh mặt hàng thiết yếu hay không thiết yếu.
Về vấn đề này, Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng đã đề nghị Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng phối hợp xác minh thông tin doanh nghiệp phục vụ cấp giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng đã lập tức cử cán bộ theo dõi doanh nghiệp theo địa bàn từng phường đến Ủy ban Nhân dân 18 phường cùng phối hợp xác minh về mặt hàng kinh doanh thiết yếu thực tế của các đơn vị, xác minh tổng số lao động của các doanh nghiệp, kiên quyết không để xảy ra tình trạng cấp giấy đi đường sai đối tượng, sai mục đích.
Lưu lượng giao thông trên phố Thái Thịnh vào giờ đi làm vẫn khá cao - ảnh chụp lúc 7g50. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN |
Tương tự, quận Ba Đình cũng giao Phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục Thuế lập danh sách tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Qua rà soát, toàn quận có 9.005 đơn vị không thuộc ngành nghề được hoạt động, không tham gia chuỗi sản xuất-cung ứng các mặt hàng thiết yếu nên đã có văn bản dừng hoạt động tại cơ sở đối với các đơn vị này, yêu cầu làm việc trực tuyến tại nhà.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
Theo quy định tại văn bản số 2562/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, người tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy đi đường theo mẫu do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 29/7/2021.
Ngoài ra, người đi đường phải xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Việc làm này nhằm khắc phục tình trạng cấp và sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng, dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong thời gian vừa qua.
Ghi nhận tại chốt trực trên đường Đào Tấn (quận Ba Đình, Hà Nội) ngày 9/8, hiện tượng ùn ứ xảy ra trong một thời gian ngắn do có khá nhiều người dân chỉ có giấy đi đường mà không mang đủ các loại giấy tờ theo quy định, khiến lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt phải nhắc nhở, giải thích. Đối với những trường hợp không có giấy đi đường, lực lượng chốt trực đã xử phạt nghiêm.
Chị Phạm Thị Minh Hoa (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết chị không kịp cập nhật quy định mới của thành phố nên chỉ có giấy đi đường. "Tôi được các cán bộ ở chốt trực nhắc nhở, yêu cầu phải bổ sung giấy tờ cho đúng với quy định của thành phố Hà Nội."
Tại chốt trực ngã năm đường Bà Triệu-Nguyễn Du, do là trục đường chính nên vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, lượng người tham gia giao thông khá lớn. Giấy tờ người dân mang theo chủ yếu là giấy đi đường và chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. Khi bị kiểm tra, có khá nhiều người cho biết chưa nắm được quy định hoặc đã biết nhưng chưa kịp bổ sung.
Bà Nguyễn Minh Hương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) cho biết do đã nắm được số lượng doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu từ những đợt dịch trước nên phường hoàn toàn chủ động trong việc xác nhận cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
Ngã tư đường Láng-Trường Chinh vẫn nhộn nhịp người qua lại - ảnh chụp lúc 7 giờ 43 phút. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) |
Ngay khi văn bản mới của thành phố và văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng được ban hành, phường đã triển khai ngay tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thông báo bằng nhiều hình thức như trên hệ thống loa truyền thanh, thông báo bằng văn bản.
"Để thuận tiện cho những người đến xin giấy đi đường, chúng tôi đã phân luồng, bố trí lực lượng ứng trực để hướng dẫn, đảm bảo giãn cách, phòng chống dịch cho đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đến xin xác nhận giấy đi đường. Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân phường đã bố trí công chức giải quyết hồ sơ ngay từ đầu giờ sáng 9/8 với phương châm hết hồ sơ không hết giờ, bà Nguyễn Minh Hương cho biết thêm.
Nghiêm túc thực hiện từ ngày 10/8
Ngay trong ngày đầu triển khai siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường của người dân, có một thực tế là nhiều người còn chưa nắm được quy định, chưa chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu.
Việc tăng cường kiểm soát trong sáng 9/8 cũng đã gây nên hiện tượng ùn ứ cục bộ tại một số đường lớn, trục chính. Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp hiệu quả để vừa đảm bảo quy định về phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định của thành phố Hà Nội.
Anh Trịnh Hữu Trung (quận Hoàng Mai) cho biết anh hoàn toàn ủng hộ giải pháp tăng cường trong việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, để tránh ùn ứ tại các chốt có thể gây ra nguy cơ đối với công tác phòng, chống dịch, lực lượng chức năng có thể kiểm tra xác suất thay vì cố gắng kiểm tra toàn bộ số người đi qua chốt như trong buổi sáng 9/8.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), từ ngày 10/8, việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường của người dân sẽ được siết chặt hơn nữa, không để người dân ra đường không có công việc thiết yếu hoặc thiếu các giấy tờ theo quy định.
"Ngày đầu tiên, lực lượng tại các chốt chủ yếu nhắc nhở mà không xử phạt. Người dân đã có ngày 9/8 để bổ sung giấy tờ theo quy định. Do đó, từ ngày 10/8, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch của thành phố," ông Phạm Tuấn Anh cho biết thêm.
Theo Thiếu tá Trần Quang Hùng, Phó Trưởng công an phường Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm), từ ngày 10/8, các lực lượng trực tại các chốt sẽ nghiêm túc triển khai việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường, kiên quyết xử phạt những trường hợp thiếu giấy tờ, giấy tờ không hợp lệ hoặc tham gia giao thông không có lý do chính đáng./.
Linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong việc xác nhận giấy đi đường TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn nghiên ... |
Vẫn còn 52 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt 77 triệu đồng TTTĐ - Đã bước sang đợt giãn cách thứ hai trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư ở Hà Nội, nhưng hôm nay (9/8) ... |
Nỗi niềm sinh viên ngoại tỉnh "mắc kẹt" vì giãn cách TTTĐ - Không có việc làm thêm, không thu nhập, giãn cách xã hội trong những căn nhà trọ nóng bức, chật chội… là những ... |
Xử phạt 10 triệu đồng 5 cá nhân chưa thực hiện giãn cách khi đi tiêm vắc xin TTTĐ - Ngày 9/8, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) thông tin, đã nhận được báo cáo của Công an phường Trung Hoà về ... |
Nghệ sĩ Việt và cuộc sống yêu bếp ngày giãn cách TTTĐ - Thời gian này, nhiều nghệ sĩ như người mẫu Thanh Hằng, Á hậu Tú Mai, ca sĩ Khánh Bình… chọn nấu nướng là ... |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tiếp tục giãn cách là giải pháp cấp bách và tốt nhất hiện nay TTTĐ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, kết quả 15 ngày đầu giãn cách ... |
Ba Đình: Mở rộng điểm bán hàng lưu động tại các trường học TTTĐ - Nhằm tránh tập trung đông người tại các điểm chợ cố định, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã triển khai các điểm ... |
Hà Nội siết chặt kiểm tra giấy đi đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 2562/UBND-KT siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời ... |
Hà Nội: Siết chặt các chốt, đẩy mạnh tuần tra kiểm soát dịch bệnh TTTĐ - Dịch Covid-19 đang có diễn biến rất phức tạp, Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) đã tăng cường ... |
Thêm 2 tuần giãn cách, Hà Nội kỳ vọng “bóc tách” được F0 ra khỏi cộng đồng TTTĐ - Số ca nhiễm tại Hà Nội vẫn nhích nhẹ từng ngày, phát sinh nhiều ổ dịch với chùm ca bệnh phức tạp. Đáng ... |
Chủ tài khoản TikToker khoe dùng thẻ cán bộ để “thông chốt” kiểm dịch Covid-19 có thể bị xử tù? TTTĐ - Chuyên gia pháp lý cho rằng, chủ tài khoản TikTok P.N.T khoe "Thẻ đỏ quyền lực từ ba" để “thông chốt” kiểm soát ... |
CSGT Hà Nội tăng cường kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với tinh thần chống dịch như chống giặc, Phòng CSGT Công an TP Hà ... |
CSGT Hà Nội tăng chốt lưu động, kiểm tra ngẫu nhiên người đi đường TTTĐ - Dịch Covid-19 đang có diễn biến rất phức tạp, nhằm nâng cao ý thức của người dân về các biện pháp phòng, chống ... |
TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ nghèo và lao động tự do TTTĐ - Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, TP đã có ... |
Những điểm đáng lưu ý trong thời gian giãn cách xã hội tiếp theo tại Hà Nội UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chính quyền cơ sở và mọi người dân tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-UBND, triển ... |
Hà Nội: Xử phạt gần 1,4 tỷ đồng trong ngày thứ 14 giãn cách xã hội TTTĐ - Ngày 6/8, Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 Công an thành phố Hà Nội thông báo kết quả công tác ... |
Đà Nẵng: Nhóm công trình được phép thi công trong thời gian giãn cách xã hội TTTĐ - TP Đà Nẵng vừa có văn bản về việc cho phép nhóm các công trình trọng điểm, động lực, cấp bách được thi ... |
Người trẻ Hà Nội vững vàng trước quyết định giãn cách xã hội tới ngày 23/8 TTTĐ - Theo Công điện số 18/CĐ-UBND, việc thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội vừa ... |
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp quyết liệt, chặt chẽ hơn trong đợt giãn cách xã hội này TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, việc thực hiện Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội ... |
Người dân ủng hộ và tin tưởng thành phố sớm khống chế được dịch TTTĐ - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều 6/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban ... |
Kể từ 12 giờ ngày 6/8, TP Đà Nẵng thống nhất sử dụng Giấy đi đường mới TTTĐ - Kể từ 12 giờ ngày 6/8/2021, TP Đà Nẵng thống nhất sử dụng Giấy đi đường mới trong thời gian thực hiện giãn ... |
Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8 TTTĐ - Ngày 6/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký Công điện số 18 về việc tiếp tục thự hiện ... |
Phúc Thọ: Những shipper nông sản “áo xanh tình nguyện” TTTĐ - Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, những thanh niên tình nguyện huyện Phúc Thọ một mặt tham gia ... |
(Theo TTXVN/Vietnam+)