Tag

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm

Nhịp sống trẻ 25/11/2021 09:18
aa
TTTĐ - Dù các hàng quán đã mở cửa và hoạt động bình thường trở lại trong nhiều tuần qua nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chủ động tự nấu cơm trưa mang đi làm. Đó là một trong những cách mà họ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hậu đại dịch, giới trẻ đang tích cực thay đổi lối sống Cuộc đua “điện thoại xịn, đồ hiệu, xe sang” của giới trẻ hiện đại Trẻ vị thành niên bị ép quan hệ tình dục - cần phòng ngừa ngay từ gia đình Cảnh báo tình trạng "trẻ hóa" đối tượng sử dụng rượu bia

Bắt đầu vào bếp tự nấu ăn khi thành phố Hà Nội giãn cách xã hội hồi tháng 7, cho đến nay, chàng trai trẻ Phạm Văn Quyền (23 tuổi) đã quen thuộc với căn bếp và thói quen tự chuẩn bị đồ ăn 3 bữa mỗi ngày cho bản thân.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Từ một người không biết nấu ăn, Văn Quyền đã "nghiện vào bếp" và tự nấu cơm trưa mang đi làm

Đi làm trở lại hậu giãn cách từ đầu tháng 10, chàng trai trẻ đã duy trì thói quen này được gần 2 tháng và chưa bỏ bất kỳ ngày nào dù có bậu bịu đến đâu. Hành trang mỗi ngày đến công ty của Quyền ngoài chiếc balo đựng các thiết bị làm việc còn có những hộp cơm, hộp thức ăn nhỏ được sắp xếp gọn gàng.

“Đến giờ, bạn bè mình và ngay chính bản thân mình vẫn còn chưa có thể tin được là mình đang tự nấu cơm mỗi ngày. Trước đây, mỗi ngày đi làm, mình sẽ thường ra ngoài ăn trưa hoặc đặt đồ ăn bên ngoài cùng với đồng nghiệp. Sau khoảng thời gian làm việc tại nhà, mình đã quen dần hơn với việc ăn cơm tự nấu, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa hợp khẩu vị của bản thân”, Quyền nói.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Bữa trưa nhanh, gọn, hợp khẩu vị của Văn Quyền

Duy trì thói quen tự nấu ăn mang đi làm, chàng trai trẻ cũng quan tâm đến sức khỏe và tạo thêm tính kỷ luật cho bản thân. Mỗi ngày, Quyền đều dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho việc nấu và mang cơm trưa đến chỗ làm. Nhờ đó, chàng trai trẻ cũng có nhiều thời gian hơn mỗi sáng để tập thể dục, nghe podcast và cập nhập các thông tin mới.

“Trước dịch, mỗi tháng mình đều dành từ 2 - 3 triệu cho việc ăn ở bên ngoài. Khi tự nấu cơm, mình nhận ra rằng việc tự chuẩn bị đồ ăn như vậy vừa tiết kiệm lại đảm bảo đủ chất, hợp khẩu vị và đặc biệt là an toàn hơn trong mùa dịch này”, Quyền chia sẻ thêm.

Còn đối với Trần Tú Nguyên (25 tuổi, nhân viên hành chính), việc tự chuẩn bị đồ ăn trưa là điều mà cô gái trẻ đã từng làm nhưng không thường xuyên trong những năm qua. Hiện tại, để thích ứng với dịch bệnh, chuẩn bị đồ ăn trưa từ nhà là công việc mỗi buổi sáng trước khi đi làm của cô.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Duy trì thói quen tự nấu bữa trưa mang đi làm giúp Tú Nguyên tiết kiệm được nhiều chi phí

“Hiệu tại, mình chỉ đi làm có 3 ngày trên công ty. Những ngày còn lại, mình làm online tại nhà. Việc chuẩn bị sẵn bữa trưa giúp mình tiết kiệm hơn về tài chính và cả thời gian khi được làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Sau đợt giãn cách vừa rồi, các “cạ cứng” đặt đồ ăn bên ngoài cũng tự nấu cơm mang đi làm nên mình muốn duy trì trở lại thói quen đó”, Tú Nguyên chia sẻ.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Tự nấu ăn cũng giúp cô gái trẻ cảm thấy an toàn, sạch sẽ và phù hơn với sở thích và khẩu vị của bản thân

Phần cơm tự mang đi mỗi ngày của cô gái trẻ luôn có từ 2 - 3 món như canh, món mặn, rau, thực đơn thì rất ít khi lặp lại. Tự nấu cơm mang đi làm giúp cô gái trẻ cảm thấy an toàn, sạch sẽ và phù hợp với sở thích ăn uống của bản thân. Bên cạnh đó, so với ăn uống bên ngoài, tự chuẩn bị thức ăn cũng giúp Tú Nguyên tiết kiệm được bằng một nửa so với chi phí cho bữa trưa trước đây.

Đều đặn mỗi ngày, sau khi tan làm vào 16h30, Phạm Hồng Hạnh (25 tuổi, nhân viên bán hàng) lại ghé qua siêu thị và mua đồ để chuẩn bị cho bữa trưa tại công ty ngày hôm sau. Hồng Hạnh cho biết, lý do cô tự nấu bữa ăn trưa mỗi ngày mang đến cơ quan là để thực hiện kế hoạch giảm cân, thanh lọc cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Tan làm mỗi ngày, Hồng Hạnh thường chuẩn bị sẵn các nguyên liệu để làm bữa trưa mang đi đến công ty vào ngày hôm sau

Hồng Hạnh chia sẻ: “Đợt dịch vừa rồi, ở nhà nhiều nên mình không kiểm soát được cân nặng. Đi làm trở lại, mình sợ sử dụng đồ ăn ngoài nhiều càng tăng cân nhanh hơn nên quyết định tự nấu ăn theo chế độ giảm cân khoa học.

Ăn cơm tự nấu quen, giờ đi ăn ở ngoài mình thấy không thích nữa. Thực phẩm mình mua mới hàng ngày nên hương vị món ăn cũng hấp dẫn hơn. Tự nấu nướng cũng giúp mình vừa cải thiện được kỹ năng của bản thân, vừa thực hiện được mục tiêu giảm cân lại tiết kiệm chi phí dành cho những dự định khác”.

Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm
Tự chuẩn bị các bữa ăn trưa mang đi làm giúp Hồng Hạnh thực hiện kế hoạch giảm cân, thanh lọc cơ thể và bảo vệ sức khỏe

Không chỉ Văn Quyền, Tú Nguyên và Hồng Hạnh, hậu đại dịch, ngày càng có nhiều bạn trẻ xây dựng thói quen tự nấu cơm trưa mang đến văn phòng làm việc. Xu hướng này giúp các bạn trẻ hình thành tính kỷ luật của bản thân, cắt giảm được chi tiêu và đặc biệt là đảm bảo an toàn trong dịch bệnh.

Đọc thêm

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học Nhịp sống trẻ

Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Trong thời đại số, vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn học sinh khám phá thế giới tri thức một cách sáng tạo bằng công nghệ. Thầy giáo Nguyễn Sỹ Quân, Bí thư chi đoàn trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B, quận Bắc Từ Liêm là một ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp ấy trong giảng dạy.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
Tuyên dương 97 hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội Thủ đô tiêu biểu Bản tin công tác Đội

Tuyên dương 97 hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn tổ chức chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Quá khứ là điểm tựa để người trẻ bước vào tương lai Tôi yêu Hà Nội

Quá khứ là điểm tựa để người trẻ bước vào tương lai

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, Cung Thiếu nhi Hà Nội được xem là mạch nguồn, tập trung nhiều hoạt động nghệ thuật với chủ đề “Hoài niệm cho tương lai”.
Xem thêm