Tag

Hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp cho các lao động về nước sau khi hết hợp đồng

Tin tức 23/10/2020 21:19
aa
TTTĐ - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi trở về nước là nguồn nhân lực có chất lượng, do đó cần tận dụng tối đa nguồn nhân lực này. Muốn thế phải có chính sách cụ thể để khuyến khích nguồn nhân lực này khởi nghiệp, tìm được việc làm phù hợp với trình độ.
Rút ngắn thời gian cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại TP HCM Đặt mục tiêu đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 Giải đáp vướng mắc trong thực hiện BHXH cho lao động nước ngoài

Đó là ý kiến của đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), diễn ra chiều nay (23/10).

Đại biểu Lưu Thành Công đề nghị quy định chặt chẽ việc tuyển chọn người lao động của các doanh nghiệp, vì thực tế, nhiều doanh nghiệp tuyển nhiều nhưng không đưa được người lao động đi, khiến người lao động mất nhiều chi phí, thời gian chờ đợi.

Đại biểu Phạm Văn Hòa
Đại biểu Phạm Văn Hòa

Mặt khác, người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi trở về nước là nguồn nhân lực có chất lượng, do đó cần tận dụng tối đa nguồn nhân lực này. Muốn thế phải có chính sách cụ thể để khuyến khích nguồn nhân lực này khởi nghiệp, tìm được việc làm phù hợp với trình độ.

“Đưa người lao động đi làm việc nước ngoài cần được xác định không chỉ là tạo công ăn việc làm trước mắt mà còn là cơ hội để nâng cao chất lượng nhân lực của quốc gia”, đại biểu Lưu Thành Công nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ chủ trương hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp cho các lao động về nước sau khi hết hợp đồng, bởi đây là lực lượng đã được đào tạo, có tay nghề, thu hút họ vào các cơ sở sản xuất hoặc đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho lao động trong nước.

“Thời gian qua có địa phương làm tốt, có nơi sự quan tâm còn rất hạn chế, dẫn đến một bộ phận không nhỏ người lao động tại nước ngoài khi về nước không có công ăn việc làm, chỉ “ăn không ngồi rồi”, rồi một thời gian ăn tiêu hết tiền lại tiếp tục đi làm thuê”, ông Hoà nêu vấn đề và nhấn mạnh tạo chính sách việc làm cho lao động hết hạn về nước là rất cần thiết.

Ông Hòa cũng đồng tình việc cần thiết phải quy định cụ thể về quy trình sơ tuyển, để đảm bảo chất lượng lao động, đồng thời tránh tình trạng đào tạo nhiều nhưng số lượng đi ít, gây lãng phí cho người lao động và xã hội.

“Trong thực tế có doanh nghiệp cố tình đào tạo nhiều để thu phí nhưng đưa đi lao động rất ít, gây thắc mắc, người lao động phải mắc nợ, vay khó trả”, vị đại biểu đoàn Đồng Tháp nói, đồng thời đề nghị việc doanh nghiệp thu tiền dịch vụ (chứng chỉ ngoại ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh…) phải thống nhất theo quy định của cơ quan nhà nước, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp thu một mức khác nhau, gây thiệt thòi lợi ích cho người lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

Về chính sách của Nhà nước, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ có quy định chi tiết về bình đẳng giới, có biện pháp hỗ trợ lao động nữ, lao động ở các mảng việc nhạy cảm có nguy cơ bị xâm hại...

Riêng về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, một số ý kiến không tán thành việc tiếp tục duy trì quỹ; Một số ý kiến đề nghị làm rõ sự cần thiết của quỹ; Một số ý kiến tán thành duy trì quỹ nhưng cần quy định cụ thể hơn về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.

Đáng chú ý, khi thảo luận về dự thảo luật này, sự cố 39 người Việt Nam thiệt mạng trong container, được phát hiện tại hạt Essex, Đông Bắc London, Vương quốc Anh vào ngày 23/10/2019 tiếp tục được nhiều đại biểu Quốc hội nhắc lại và kỳ vọng luật ra đời sẽ là chỗ dựa vững chắc của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, khi giải trình lại ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, 39 người này không phải là người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng, không phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật này.

“Về vấn đề lao động vượt biên không nằm trong điều chỉnh của luật này, tuy nhiên, Chính phủ sẽ sớm có Nghị định liên quan đến vấn đề này”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, quỹ rất cần, để hỗ trợ người lao độngvà góp phần giải quyết các tranh chấp, quỹ chỉ được sử dụng trong những tình huống cấp bách, nhà nước không phải chi kinh phí.

Đọc thêm

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024 Tin tức

Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024

TTTĐ - Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn Hà Nội.
Xem thêm