Hợp tác định hướng chương trình an toàn thực phẩm tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
Cam kết này được tuyên bố tại buổi hội nghị với chủ đề “GMS: Hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, an toàn và toàn diện” diễn ra mới đây tại thành phố Siem Reap (Campuchia) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 2 (GMS AMM-2).
Khu vực tiểu vùng sông Mekong bao gồm các quốc gia như: Vương quốc Campuchia, Trung Quốc (cụ thể là tỉnh Vân Nam và khu tự trị Quảng Đông), CHDCND Lào, Myanmar, Vương quốc Thái Lan và Việt Nam.
Bộ trưởng nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực đã cùng xem xét và thông qua “Chiến lược thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản an toàn thân thiện khí hậu khu vực GMS” và “Kế hoạch hành động Siem Reap giai đoạn 2018-2022”.
Phối hợp với Nhóm làm việc nông nghiệp GMS (GMS WGA) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), FIA đã tham gia vào hàng loạt các cuộc trao đổi với các quan chức cấp cao thuộc Bộ Nông Nghiệp của các nước GMS, trong đó có cả các cuộc đối thoại công-tư và hội thảo bàn tròn. Cơ quan này cũng đã tổ chức một diễn đàn về chính sách an toàn thực phẩm và quản lí bền vững nguồn tài nguyên đất và nước nhằm mang lại các sản phẩm nông nghiệp an toàn và chất lượng đáng tin cậy. Diễn đàn nhấn mạnh vai trò của chuỗi giá trị thực phẩm nông nghiệp trong sự phát triển của khu vực tiểu vùng, đặc biệt là tiềm năng về du lịch nông nghiệp.
Ông Matt Kovac, Giám đốc Điều hành của FIA cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm công tư trong khu vực GMS thông qua các mối quan hệ đối tác đa phương nhằm nâng tầm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thông qua những hoạt động xây dựng năng lực”.
Để hỗ trợ cho những chương trình này, đại diện các công ty thành viên của FIA bao gồm Cargill, Nestlé, GS1 và Waters Corporation cũng tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và những buổi toạ đàm có liên quan.
Ông Kim Keat Ng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật của FIA đã có bản tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, trong đó nêu rõ chi tiết các cam kết của FIA. Ông đã liệt kê một số những lĩnh vực hợp tác có thể mang lại hiệu quả tích cực tức thì, bao gồm: Khả năng truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống mã vạch thử nghiệm của GS1 nhằm hỗ trợ và theo dõi hoạt động thương mại xuyên biên giới, cũng như thiết lập cơ sở chia sẻ dữ liệu từ chính phủ đến chính phủ, doanh nghiệp đến chính phủ và chính phủ đến doanh nghiệp; Thiết lập các cơ chế cho việc xây dựng năng lực phòng thí nghiệm ở các cấp lãnh đạo, quản lý và kỹ thuật; Truyền thông về nguy cơ an toàn thực phẩm thông qua các dự án hợp tác phát triển nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) như AINS 2.0 - công cụ truyền thông an toàn thực phẩm và kho kiến thức của khu vực GMS; Xúc tiến sự hài hoà các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giúp tăng cường hoạt động thương mại thông qua các cuộc đối thoại công-tư; Cải thiện khung pháp lý và qui định về an toàn thực phẩm ở cấp quốc gia thông qua các diễn đàn công-tư.
Theo tuyên bố của ông Kim Keat Ng, FIA nhận thấy hướng tiếp cận ở tầm khu vực đối với chính sách thực phẩm, dựa trên lợi ích của các nhóm công và tư, sẽ sẽ giúp tăng cường mức độ bảo vệ người tiêu dùng và các nhà cung cấp trong khu vực GMS, hỗ trợ gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và do đó sẽ thúc đẩy tiếp thị sản phẩm”.
“Dựa trên thế mạnh quan hệ đối tác, FIA và Nhóm làm việc nông nghiệp GMS sẽ có cơ hội nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong khu vực thông qua các nỗ lực đa phương, với hướng tiếp cận dựa trên các nguy cơ được học tập từ những mô hình thành công trước đó trên toàn chuỗi cung cấp, bên cạnh đó cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững”.
Các khuyến nghị của FIA đã nhận được phản hồi tích cực của Nhóm làm việc nông nghiệp GMS. Theo đó, trong những tháng tiếp theo, nhóm này sẽ xem xét việc thực hiện các khuyến nghị này bên cạnh các sáng kiến khác nhằm đảm bảo việc sản xuất ra các sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường, bên cạnh đó cũng thắt chặt hơn mối liên kết giữa các bộ trưởng nông nghiệp vùng GMS và FIA.