Tag

Huyện Đông Anh tập trung hoàn thiện bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

Nông thôn mới 13/02/2022 21:37
aa
TTTĐ - Bằng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, bức tranh nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân khu vực nông thôn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có sự thay đổi toàn diện. Hiện, huyện Đông Anh đang tập trung hoàn thiện bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Huyện Ba Vì cần gắn xây dựng Nông thôn mới với bảo tồn thiên nhiên Diện mạo đổi thay của các làng quê Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Hà Nội chủ trương xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao điển hình của cả nước Nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo vùng quê Chương Mỹ

Bức tranh nông nghiệp, nông thôn thay đổi toàn diện

Bắt tay triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới từ năm 2011, đến nay bức tranh nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân khu vực nông thôn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có sự thay đổi toàn diện.

Báo cáo của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, huyện Đông Anh huy động được hơn 7.523 tỷ đồng từ Trung ương, thành phố, các chương trình, dự án, các đơn vị, doanh nghiệp... Với sự chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở, sự đầu tư nguồn lực đúng trọng tâm, trọng điểm nên kết quả xây dựng Nông thôn mới mà Đông Anh đạt được đồng đều và toàn diện.

Tính đến tháng 9/2021, 23/23 xã của huyện Đông Anh đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%. Trong những năm qua, huyện Đông Anh đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp nhựa hóa 100% tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn với hơn 800km... Hệ thống thủy lợi được quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh, bảo đảm tưới tiêu cho 100% số đất canh tác.

Hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, 28 trường học được xây dựng mới, cải tạo 61 trường học các cấp, 58/90 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 65,2%). 117 nhà văn hóa thôn, 8 trung tâm văn hóa xã được xây dựng, cải tạo, 195/195 khu dân cư trong huyện có nơi sinh hoạt cộng đồng; 145/155 nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn.

Huyện Đông Anh tập trung hoàn thiện bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Bức tranh nông nghiệp, nông thôn của Đông Anh đã được thay đổi toàn diện

Huyện cũng xã hội hóa được 19/26 chợ trên địa bàn, đáp ứng hoạt động mua bán hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong quản lý và điều hành, 100% số thôn, làng có dịch vụ Internet và điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Trên địa bàn, 100% số nhà ở dân cư nông thôn đều bảo đảm “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Đặc biệt, công tác an sinh xã hội được quan tâm đã góp phần lớn vào ổn định đời sống dân cư, xây dựng 1.052 nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, duy trì tỷ trọng chủ lực ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 20 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên hơn 60 triệu đồng/người/năm (năm 2021), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,9% xuống còn 1,15%.

Trong xây dựng đô thị văn minh, huyện Đông Anh tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch, chỉnh trang mỹ quan đô thị, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... Môi trường, cảnh quan được chú trọng, số hộ sử dụng nước sạch đạt 100%.

Là địa phương có tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, thời gian qua, huyện đưa ra nhiều giải pháp giảm thiểu, khắc phục các tác động xấu đến môi trường, như quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, làng nghề xa dân cư, xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường...

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí

Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên cho biết, tính đến hết năm 2021, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao, theo đó có 4 xã: Tàm Xá, Liên Hà, Xuân Nộn, Bắc Hồng đáp ứng đầy đủ tiêu chí.

Huyện Đông Anh chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển trục động lực của huyện, gồm các xã: Vân Hà, Tiên Dương, Kim Chung nhiệm vụ, giải pháp đã và đang được thực hiện theo lộ trình, kế hoạch. Đối với từng xã, thị trấn, huyện chỉ đạo tập trung thực hiện bộ tiêu chí hợp nhất cấp xã, đồng thời chọn 1 thôn để đầu tư làm điểm, nhân rộng trong toàn xã.

Huyện Đông Anh tập trung hoàn thiện bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại huyện Đông Anh

Căn cứ Quyết định số 259-QĐ/HU ngày 11/11/2020 của Huyện ủy về việc ban hành Quyết định thống nhất áp dụng bộ tiêu chí hợp nhất xây dựng huyện thành quận, huyện Nông thôn mới nâng cao và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh khoá XXIX, giai đoạn 2020 - 2025. Bộ tiêu chí hợp nhất gồm 12 nhóm tiêu chí 36 chỉ tiêu, trong đó có 2 nhóm với 4 tiêu chí về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, 10 nhóm 32 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

“Kết quả đã hoàn thành 2 nhóm với 4 tiêu chí về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Huyện cũng hoàn thành 17/32 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đồng thời chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí chưa đạt và nâng cao chất lượng đối với tiêu chí đã đạt. Huyện uỷ quyết định lấy việc hoàn thành tiêu chí chưa đạt là nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và đây là kết quả đánh giá đối với từng đơn vị”, Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên cho hay.

Có thể nói, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở huyện Đông Anh thay đổi nhanh chóng, rõ rệt, khang trang, văn minh hơn; Kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư mạnh; Hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh trật tự được giữ vững.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được nâng cao, công tác kiểm tra giám sát được coi trọng đã kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, sai lệch trong quá trình triển khai thực hiện. Kết quả xây dựng Nông thôn mới là tiền đề quan trọng để huyện phấn đấu xây dựng các xã, thị trấn thành phường, đưa huyện sớm trở thành quận từ nay đến năm 2025.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm