Tag

Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 14/10/2024 18:07
aa
TTTĐ - Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, những sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống của Thanh Trì đã được các bạn đoàn viên thanh niên trưng bày, giới thiệu tại các gian hàng, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự đại hội.
Nghệ sỹ Xuân Bắc livestream giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Đặc sắc các gian hàng sản phẩm OCOP của thanh niên Thủ đô Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn

Bánh chưng Tranh Khúc nức tiếng gần xa

Thanh Trì là huyện nằm ven phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, với 15 xã, 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên hơn 6.000ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp hơn 3.000ha. Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng Công nghiệp - Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như trồng cây ăn quả ở xã Vạn Phúc, rau an toàn ở xã Yên Mỹ, nuôi thủy sản ở xã Đông Mỹ, lúa chất lượng cao ở xã Vĩnh Quỳnh… tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Thanh Trì còn có nhiều làng nghề truyền thống: Bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà), rượu làng Ngâu (xã Tam Hiệp), miến dong (xã Hữu Hòa), dệt (xã Tân Triều)... với hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia. Đây là những tiềm năng, lợi thế để huyện phát triển sản phẩm OCOP.

Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP
Các đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương bên lề đại hội

Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, những sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống của Thanh Trì đã được các bạn đoàn viên thanh niên trưng bày, giới thiệu tại các gian hàng, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự đại hội.

Một trong số những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Thanh Trì được giới thiệu tại gian hàng của huyện chính là bánh chưng Tranh Khúc của xã Duyên Hà. Bạn Kim Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội LHTN xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã có trên 250 hộ dân làm bánh trong đó có trên 110 hộ sản xuất thường xuyên (các hộ còn lại sản xuất theo mùa vụ), các hộ làm nghề nằm ở 3 thôn trong đó tập trung chủ yếu tại thôn Tranh Khúc.

Công tác chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh toàn bộ làm thủ công, khâu luộc bánh chủ yếu dùng nồi điện 3 pha, nồi hơi, góp phần tiết kiệm chi phí, nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và góp phần kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, các hộ dân đã đầu tư máy hút chân không đóng gói bánh chưng.

Nhờ áp dụng công nghệ, lựa chọn nguyên liệu chất lượng nên sản phẩm được khách hàng đánh giá cao, trở thành địa chỉ uy tín trong lòng người dân Hà Thành, lượng đặt hàng ổn định và tăng cao dịp cuối năm.

Sản lượng bánh cung cấp cho thị trường khoảng 23.000 - 25.000 chiếc/hộ/năm, doanh thu ước tính 990 triệu đồng/hộ/năm, thu nhập bình quân lao động làm nghề đạt 6,5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Dịp gần Tết Nguyên đán, lực lượng lao động địa phương không đủ đáp ứng, còn thu hút lao động các tỉnh đến làm thời vụ.

Làng Tranh Khúc được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2011, đăng ký nhãn hiệu tập thể, được cung cấp hệ thống mã vạch riêng, xây dựng website để giới thiệu, bán hàng trực tuyến, hiện có 1 cơ sở sản xuất sản phẩm bánh chưng đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao, 1 cơ sở sản xuất có 2 sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao là bánh chưng ngũ sắc và bánh chưng nếp cẩm.

Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP
Sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4

Xã có phương án bảo vệ môi trường được phê duyệt, 100% hộ dân làm nghề được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kiến thức tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu.

Sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc được quảng bá rộng rãi, tham gia các chương trình hội chợ, lễ hội văn hoá ẩm thực do thành phố, các Sở ngành tổ chức, sản phẩm được nhiều người tin dùng và đánh giá cao. Hiện nay, thị trường cung cấp bánh chưng Tranh Khúc không chỉ khắp Hà Nội mà còn sang các tỉnh khác.

Dày công gìn giữ sản phẩm làng nghề truyền thống

Cùng với bánh chưng Tranh Khúc, gian hàng bên lề đại hội còn nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Thanh Trì như: Nón lá Vĩnh Thịnh, rượu làng Ngâu, miến dong, bánh đa Hữu Hòa, rượu đòng đòng hạ thổ…

Trong đó, rượu hoa cúc làng Ngâu được chứng nhận OCOP 4 sao, sản phẩm của hợp tác xã Dịch vụ Sản xuất và Thương mại Rượu Ngâu được thành lập năm 2019. Với 20 thành viên, tất cả đều có chung một mong ước giữ lại nghề truyền thống của tổ tiên, đồng thời muốn kết hợp những công đoạn xưa cũ với những tư duy mới.

Các thành viên trong hợp tác xã được tập huấn về thế nào là an toàn vệ sinh thực phẩm và những quy định, chế tài của pháp luật phải tuân theo khi sản xuất thứ đồ uống đặc thù là rượu. Họ đã mạnh dạn đầu tư mới dây chuyền chưng cất rượu hiện đại, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng.

Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP
Rượu hoa cúc làng Ngâu được chứng nhận OCOP 4 sao

Ông Lục Văn Mạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dịch vụ Sản xuất và Thương mại Rượu Ngâu cho biết: Để có thể cho ra đời một thứ rượu uống vừa ngon vừa êm dịu, lâng lâng mà sâu lắng, mọi thứ bắt đầu từ việc trồng hoa cúc để làm nguyên liệu.

Cúc được trồng từ mùa hạ đến cuối thu và đầu đông chọn những ngày hanh hao, nắng nhẹ thì thu hoạch để giữ nguyên được hương thơm nồng nàn của những đóa hoa. Khi hái cũng không được hái đồng loạt mà người ta chọn lọc những đóa hoa đã nở hết nhụy vàng mới vừa đủ độ “chín”, không hái gượng, hái ép. Hoa tươi đem về được phơi khô dưới nắng chứ không được sấy cấp tốc vì muốn giữ vị hương tự nhiên của cúc.

Men làm rượu rất cầu kỳ với 36 vị thuốc Bắc như nhục đậu khấu, nhục quế, bạch truật, thảo quả, cam thảo, bạc hà…trộn vừa đủ ẩm rồi đem ủ vừa đủ nhiệt độ. Gạo để nấu rượu được các thành viên chọn giống nếp cái hoa vàng đặc sản, sát qua để giữ lại các thành phần dưỡng chất một cách nhiều nhất rồi nấu thành xôi và rải ra sàng, rắc men lên trên. Khi chưng cất, người ta rải những bông hoa cúc theo công thức chiếm khoảng 1% so với tỷ lệ rượu.

Dân làng phải chưng cất rượu hai đến ba lần mới lắng đọng được những thứ tinh túy nhất rồi hạ thổ trong vòng một năm để cho các chất bên trong được kết hợp hài hòa với nhau. Bởi vậy, rượu làng Ngâu khi uống có mùi thơm của gạo, mùi hương của thuốc Bắc và hương nồng nàn của hoa cúc, ngọt ngào mà sâu lắng, không gây nhức đầu, chóng mặt giống các loại rượu thường. Cũng như những loại mỹ tửu khác, thời gian không làm cho chúng phôi pha mà lại càng tôn thêm hương vị và giá trị.

Ông Lục Văn Mạnh cho biết thêm, để nhằm quảng bá, kết nối thị trường cho nhiều người biết, đơn vị đã mạnh dạn đưa sản phẩm đi đánh giá, xếp hạng OCOP. Kể từ khi được công nhận, sản phẩm rượu của đơn vị đã được thị trường ưa chuộng hơn, bán được cao giá hơn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho các thành viên.

Đọc thêm

Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn

TTTĐ - Những sản phẩm OCOP nổi tiếng của làng Cự Đà (Thanh Oai) như miến dong, tương... đã "theo chân" các bạn đoàn viên thanh niên đến với Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Gian hàng của Huyện đoàn Thanh Oai là một trong những dấu ấn thu hút đông đảo đại biểu và khách tham quan.
Nghệ An vận động người dân đảm bảo an toàn hành lang điện lưới Nông thôn mới

Nghệ An vận động người dân đảm bảo an toàn hành lang điện lưới

TTTĐ - Với nhiều phương pháp linh hoạt, sáng tạo, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người lao động Công ty Điện lực Nghệ An đã tích cực tuyên truyền vận động người dân từ khu vực nông thôn, miền núi đến thành thị tham gia đảm bảo an toàn hành lang điện lưới. Qua đó, hành lang điện lưới được đảm bảo an toàn giúp địa phương nâng cao sản xuất, ổn định cuộc sống.
Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân Kinh tế

Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân

TTTĐ - Sáng 12/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hỗ trợ nông dân Mê Linh phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Hỗ trợ nông dân Mê Linh phục hồi sản xuất

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) hỗ trợ người trồng rau Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) 90kg hạt giống các loại để sớm khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến thủy sản Nông thôn mới

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến thủy sản

TTTĐ - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về giải quyết một số vướng mắc, bất cập về thuế của doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hoa và rau an toàn cho người dân Nông thôn mới

Đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hoa và rau an toàn cho người dân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại xã Đặng Xá (huyện Gia Lâm), Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đặng Xá đã ra mắt Hợp tác xã Hoa và Rau an toàn An An, thôn Đổng Xuyên.
Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương

TTTĐ - Với mục đích đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh, trong thời gian qua, trường Trung cấp nghề Nghiệp vụ Bình Dương đã thực hiện nhiều công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề nông thôn.
TP Hồ Chí Minh xanh hóa nông nghiệp, giảm phát khí thải Môi trường

TP Hồ Chí Minh xanh hóa nông nghiệp, giảm phát khí thải

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh vẫn luôn xác định việc phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học là hướng đi tất yếu của tương lai. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để hoàn thành mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh, giảm phát khí thải và bảo vệ môi trường.
Đưa chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Đưa chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu tư cho nông dân, thời gian qua, TP Hà Nội đã tập trung đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tiễn canh tác, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Ngãi quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới Kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Với quyết tâm chính trị cao và sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, Quảng Ngãi đang dồn toàn lực, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm