Tag

Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh

Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII 14/10/2024 11:26
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội LHTN Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đoàn thanh niên huyện Đông Anh đã mang những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tới trưng bày, giới thiệu tới đại biểu tham dự đại hội và đông đảo người tiêu dùng Thủ đô.
Để sản phẩm OCOP luôn được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội Nghệ sỹ Xuân Bắc livestream giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Đặc sắc các gian hàng sản phẩm OCOP của thanh niên Thủ đô

Phát huy lợi thế làng nghề truyền thống

Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Đông Anh; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...

Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội LHTN Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đoàn thanh niên huyện Đông Anh đã mang những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tới trưng bày và giới thiệu tới đông đảo người tiêu dùng Thủ đô.

Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Gian hàng giới thiệu và trưng bày các sản phẩm làng nghề, OCOP của huyện Đông Anh

Giới thiệu về gian hàng của huyện Đông Anh, bạn Ngô Khắc Vũ, Phó Bí thư đoàn xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh cho biết: Bên lề Đại hội đại biểu Hội LHTN Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, đoàn thanh niên huyện Đông Anh đã đem các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tới trưng bày và giới thiệu tới người tiêu dùng, đơn cử như: Gạo nếp cái hoa vàng, rối nước Đào Thục, bánh chưng Thụy Lâm, tương Việt Hùng, đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà…

Các sản phẩm của Đông Anh được đông đảo đại biểu quan tâm, tới tham quan và xin thông tin, địa chỉ mua hàng.

Trong số các sản phẩm của huyện Đông Anh mang đến Đại hội lần này có gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã Kinh doanh DVTH Nông nghiệp Thụy Lâm được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Gạo nếp cái hoa vàng là đặc sản nổi tiếng của người dân xã Thụy Lâm.

Hiện tổng diện tích trồng nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Thụy Lâm khoảng hơn 570ha, các thành viên của hợp tác xã chỉ trồng duy nhất một vụ mùa trong năm, theo phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà sản lượng luôn đạt cao.

“Không chỉ đạt sản lượng cao, chất lượng gạo nếp cái hoa vàng của HTX Thụy Lâm cũng ngon đứng đầu các loại lúa nếp trên thị trường. Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm khi nấu lên, hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, hạt gạo đầy tròn, không vỡ, có mùi thơm, ăn vừa thơm lại đậm đà. Đặc biệt khi nấu chín thành xôi, xôi dẻo, hạt bóng, có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn.

Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Sản phẩm con rối của làng nghề Đào Thục và đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà

Năm 2013, sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của xã Thụy Lâm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp nhãn hiệu tập thể. Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm có tem nhãn truy xuất nguồn gốc, giá bán lẻ trên thị trường là 35.000 đồng/kg.

Cuối năm 2019, gạo nếp cái hoa vàng của HTX Kinh doanh DVTH Nông nghiệp Thụy Lâm đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao”, bạn Ngô Khắc Vũ thông tin.

Cùng với sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng, những sản phẩm rối nước của làng nghề truyền thống Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh) cũng thu hút sự quan tâm của các đại biểu trẻ. Những con rối không chỉ là một nét sáng tạo, mà cách những người nghệ sĩ “thổi hồn” vào những con rối vô tri chính là sức hút riêng của múa rối nước nói chung và làng nghề Đào Thục nói riêng.

Qua hàng trăm năm gìn giữ và lưu truyền, đến nay, bằng tâm huyết và tình yêu đối với nghệ thuật múa rối nước, những người nghệ nhân, những người thợ làng Đào Thục đã cùng nhau duy trì, đưa múa rối nước trở thành một hoạt động văn hóa nổi bật, đặc trưng của làng Đào Thục, Đông Anh.

Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP

Xác định việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, trong những năm qua, huyện Đông Anh đã tập trung các giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình, phủ rộng khắp tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

Theo đó, chỉ trong sáu năm qua, huyện Đông Anh đã chi hơn 11 tỷ đồng từ ngân sách huyện nhằm hỗ trợ giúp các các tổ chức kinh tế, chủ thể phát triển sản phẩm OCOP mới, nâng cấp sản phẩm đã có, hoàn thiện quy trình từ sản xuất đến phân phối, kể cả tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Ngân sách huyện cũng hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký bảo hộ, quản lý hoạt động liên quan truy xuất nguồn gốc, giúp minh bạch thông tin sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng về quy trình sản xuất, ngày thu hoạch và hạn sử dụng...

Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã Kinh doanh DVTH Nông nghiệp Thụy Lâm được cấp chứng nhận OCOP 3 sao

Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đông Anh, thu hút 58 chủ thể với 186 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Huyện đang phấn đấu đến hết năm 2025, toàn bộ 24 xã, thị trấn trên địa bàn đều sẽ có sản phẩm OCOP.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng đánh giá: Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Đông Anh đã tạo điều kiện cho các địa phương sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng, miền, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương.

Ước tính, tỷ lệ chủ thể OCOP gia tăng về sản lượng sau khi được công nhận OCOP là 46%, doanh thu bán hàng tăng bình quân là 29,7%; tỷ lệ sản phẩm OCOP có giá bán tăng lên là 50,43%, mức tăng giá bình quân là 17,5%.

Tuy nhiên, hiện các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện quy mô còn nhỏ, vốn ít. Việc mua sắm trang thiết bị áp dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến còn hạn chế. Nhận thức của một số cơ sở về sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ hoặc tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản còn chậm....

Do đó, thời gian tới huyện Đông Anh cần sớm xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn đăng ký bảo hộ và quản trị nhãn hiệu đối với các sản phẩm OCOP cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể OCOP. Đồng thời, huyện tăng cường tập huấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các chủ thể OCOP tại địa phương...

Đọc thêm

Chuyển đổi số và vai trò nòng cốt của thanh niên Hà Nội Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Chuyển đổi số và vai trò nòng cốt của thanh niên Hà Nội

TTTĐ - Để quá trình chuyển đổi số thành công, không thể không nhắc đến vai trò nòng cốt của thanh niên - những người trẻ có khả năng tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ mới, đầy sáng tạo và năng động. Trong đó, thanh niên Thủ đô với tinh thần tiên phong, cần phải được phát huy hơn nữa trong mục tiêu và nhiệm vụ này.
Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá theo cách của thanh niên Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá theo cách của thanh niên

TTTĐ - Tại Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, chị Đinh Thị Thùy Dung, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tham luận về chủ đề "Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc".
Mãn nhãn màn diễu hành biểu dương lực lượng tuổi trẻ Thủ đô Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Mãn nhãn màn diễu hành biểu dương lực lượng tuổi trẻ Thủ đô

TTTĐ - Sáng 15/10, trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra chương trình diễu hành biểu dương lực lượng thanh niên các khối cơ quan, tổ chức, nhằm tôn vinh sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần cống hiến của tuổi trẻ Thủ đô.
Người trẻ gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Mường Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Người trẻ gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Mường

TTTĐ - Gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Mường cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề được đại biểu huyện Thạch Thất quan tâm khi tham dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII.
Tôi yêu Hà Nội - ngọn cờ hiệu triệu hàng triệu trái tim Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Tôi yêu Hà Nội - ngọn cờ hiệu triệu hàng triệu trái tim

TTTĐ - Phát biểu tại Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương kỳ vọng: “Tôi yêu Hà Nội” sẽ là ngọn cờ hiệu triệu dẫn đường cho mỗi thanh niên Thủ đô đau đáu hướng về những giá trị tự hào của Thăng Long Hà Nội, từ đó trở thành động lực phát triển cho chính bản thân mình”.
Người trẻ và sứ mệnh chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Người trẻ và sứ mệnh chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Tuổi trẻ tiên phong ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, khởi nghiệp, từ đó xây dựng Thủ đô ngày càng giàu mạnh… đó là nội dung bài tham luận của đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã trình bày tại Đại hội Hội LHNT Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII.
“Áo đỏ” xây dựng điểm hiến máu xanh Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

“Áo đỏ” xây dựng điểm hiến máu xanh

TTTĐ - Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội (Hội Máu) trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội đã phát triển 6 "Điểm hiến máu xanh”. Họ là những bạn trẻ tích cực vì cộng đồng, mang sự sống đến cho nhiều người bệnh cần máu.
"Thanh niên làng" chung sức phát triển công nghiệp văn hóa Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

"Thanh niên làng" chung sức phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Tại Đại hội đại biểu Hội LHTN thành phố Hà Nội khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, anh Phạm Lê Ngọc Hiếu và chị Trần Thị Ngọc Anh, đến từ Câu lạc bộ Đại sứ du lịch Tây Hồ, Hội LHTN Việt Nam quận Tây Hồ tham luận với chủ đề “Thanh niên Thủ đô tham gia phát triển công nghiệp văn hóa”.
Đặc sắc văn hóa cồng chiêng của thanh niên Hà Nội Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Đặc sắc văn hóa cồng chiêng của thanh niên Hà Nội

TTTĐ - Tại Chương trình diễu hành biểu dương lực lượng chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, màn biểu diễn cồng chiêng của Khối Thanh niên dân tộc thuộc thành phố Hà Nội đã để lại ấn tượng vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Đại biểu trẻ hào hứng màn biểu diễn Lân - Sư - Rồng Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Đại biểu trẻ hào hứng màn biểu diễn Lân - Sư - Rồng

TTTĐ - Màn biểu diễn hoành tráng của câu lạc bộ Lân - Sư - Rồng huyện Thanh Oai đã mở màn cho chương trình diễu hành biểu dương lực lượng chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội sáng 15/10.
Xem thêm