Tag
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Lê Việt Dũng

Khẩn trương hình thành trung tâm dự trữ thuốc hiếm, phòng ngộ độc botulinum

Chung tay vì an toàn thực phẩm 27/05/2023 11:45
aa
TTTĐ - Để đảm bảo nguồn cung thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung phục vụ nhu cầu điều trị cho người bệnh, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đang nỗ lực khẩn trương hình thành 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm trên toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng.
WHO đang liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm điều trị ngộ độc botulinum hỗ trợ Việt Nam 6 lọ thuốc hiếm điều trị ngộ độc botulinum về đến Việt Nam Cảnh báo nguy hiểm từ những ca ngộ độc botulinum Cách phòng chống ngộ độc botulinum khi sử dụng đồ đóng gói sẵn

Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này.

- Thưa ông, về một số trường hợp ngộ độc Botulinum vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã giải quyết như nào thế để có thuốc hiếm điều trị cho bệnh nhân?

- Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế): Về các trường hợp ngộ độc Botulinum vừa xảy ra ở TP.HCM: Ngay sau khi Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP HCM ngày 21/5/2023 và Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23/5/2023, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, các đơn vị chức năng của Bộ đã ngay lập tức liên hệ với các nhà cung ứng thuốc trong nước, nước ngoài và WHO để có thuốc chữa trong thời gian sớm nhất có thể.

Ông Lê Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế
Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)

Để đẩy nhanh tiến độ nhận thuốc, Bộ Y tế đã chủ động liên hệ với WHO để đề nghị hỗ trợ tìm kiếm từ kho dự trữ thuốc trong khu vực và trên toàn cầu để có thể đáp ứng thuốc điều trị trong nước sớm nhất.

WHO thông báo hiện còn 6 ống thuốc tại kho toàn cầu ở Thụy Sỹ và lập tức cử 1 chuyên gia chuyển thuốc về Việt Nam ngay trong ngày.

Đến ngày 24/5, thuốc đã được chuyển về Việt Nam và Bộ Y tế đã ngay lập tức chuyển cho các cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân.

- Xin ông cho biết Bộ Y tế có kế hoạch gì cho việc này trong thời gian tới đây?

- Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế): Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã và đang khẩn trương triển khai thành việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước.

Số lượng danh mục các thuốc dữ trữ khoảng từ 15-20 loại và botulinum cũng là một trong các loại thuốc nằm trong danh mục các thuốc này.

Cục Quản lý Dược cũng đang họp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO và làm sao để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.

Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ. Do đó, Cục Quản lý dược đã có những văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.

- Trước các vụ ngộ độc botulinum, ông có khuyến cáo như thế nào để phòng chống ngộ độc do botulinum?

- Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế): Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo để phòng chống ngộ độc do botulium, trong sản xuất, việc chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất.

Ông Lê Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế
Bệnh nhân ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Trong sản xuất đồ hộp, nhà sản xuất phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt; Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Người dân thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín; Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá.

Các thực phẩm lên men cần đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) đảm bảo phải chua, mặn; Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trân trọng cảm ơn ông!

Liên quan đến việc điều trị 2 bệnh nhân - là anh em ruột (26 tuổi và 18 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) bị ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, cuối giờ chiều 26/5, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại của 2 trường hợp này.

Theo BS Khánh, hôm nay là ngày thứ 14 của hai bệnh nhân từ khi ngộ độc botulinum. Các bác sĩ đang cố gắng dùng những phương pháp điều trị tích cực để phòng ngừa những biến cố sau đó và ngăn chặn những diễn tiến bệnh có khả năng xấu hơn.

Về tình trạng sức khỏe của người em, ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã bị liệt cơ, sức cơ là 1/5, đến hiện tại chưa có sự cải thiện và hồi phục.

Riêng bệnh nhân là người anh, ngay từ thời điểm đầu, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá hơn người em. Tuy nhiên, sau 14 ngày điều trị, tình trạng liệt cơ không tiến triển. Hiện tại sức cơ tứ chi của người anh là 2/5 đến 3/5.

Đến thời điểm này, hai bệnh nhân ngộ độc botulinum trên vẫn nằm ở phòng Hồi sức tích cực của Khoa Bệnh Nhiệt đới. Các bác sĩ tiên lượng dè dặt khả năng diễn tiến của hai bệnh nhân.

Cũng liên quan đến công tác điều trị 3 bệnh nhi bị ngộ độc botulinum khác, trước đó, tối 25/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết có một trẻ chuẩn bị được xuất viện.

Đọc thêm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn TP Hà Nội”.
Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở hành nghề dược tư nhân và 5 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Xem thêm