Tag

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

Chung tay vì an toàn thực phẩm 05/07/2024 22:47
aa
TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Hà Nội cấm tổ chức hoạt động trải nghiệm, dã ngoại tự phát Công viên Yên Sở - điểm dã ngoại lý thú cuối tuần ngay trong lòng Thủ đô Kiếm bộn tiền nhờ tìm được “long mạch” kinh doanh du lịch dã ngoại

Ăn uống ngoài trời…

Những năm gần đây, việc đi du lịch dã ngoại, cắm trại ngoài trời đã trở thành sở thích, thói quen của gia đình anh Nguyễn Đức Minh (Hà Nội). Vì đi thường xuyên nên gia đình anh mua đầy đủ những vật dụng cần thiết cho chuyến đi như: lều cắm trại, bộ bàn ghế gấp, bếp nướng, vỉ nướng, nồi, bát đĩa, thùng xốp đựng thức ăn…

Chuyến đi có thể trong ngày nhưng cũng có khi kéo dài 2 ngày nên thực phẩm mang theo cũng được chuẩn bị sẵn.

“Nếu đi về trong ngày thì có các món như mỳ ý cho trẻ con, thịt nướng cho người lớn. Các loại củ quả sẽ rửa sạch sẽ ở nhà, sau đó cho vào thùng giữ lạnh và mang đi. đến nơi làm nóng lại mỳ cho trẻ con ăn, người lớn ăn đến đâu thì sẽ làm đến đó.

Ngày thứ 2 thì ăn uống dọc đường hoặc sẽ mua thức ăn tươi tại các chợ địa phương để chế biến (như trứng, thịt bò để làm bánh mỳ), đặt gà của người địa phương để nấu cháo”, anh Minh kể.

Nhiều gia đình chọn cắm trại vào các dịp cuối tuần
Nhiều gia đình chọn cắm trại vào các dịp cuối tuần

Không có điều kiện đi xa, nhiều bạn trẻ chọn các công viên ngay thành phố. Nhóm bạn Nguyễn Quỳnh Trang (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cho biết thường chọn công viên Yên Sở tại quận Hoàng Mai cho những chuyến dã ngoại của mình. Địa điểm gần kèm khả năng tài chính có hạn nên việc chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn mang theo cũng không quá cầu kỳ.

Bạn Trang cho biết: “Trái cây tươi thay rau xanh chọn loại quả mát như dưa, cơm cuộn gồm cơm, củ quả luộc, xúc xích, thịt nguội hay bánh mỳ chả… là lựa chọn phù hợp.

Thường buổi sáng mới làm đồ ăn để thức ăn luôn tươi mới, mang theo cho vào hộp giữ mát, ăn sớm, không để đồ ăn bị nắng, nóng quá gây hỏng”.

… và nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Dã ngoại ngoài trời là một cách tuyệt vời để tận hưởng những ngày nghỉ bên gia đình, nhưng cần chú ý ngừa những rủi ro ngộ độc thực phẩm. Lý do là khi thực phẩm bị lấy ra khỏi môi trường thông thường phù hợp như tủ lạnh, tủ đông, tủ đựng thức ăn hoặc nhà bếp sạch sẽ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Do vậy, khi thời tiết nắng nóng, hãy cẩn thận hơn với bữa trưa đóng hộp để đi làm, đi học, hay các bữa ăn khi đi dã ngoại và ăn uống ngoài trời.

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nắng nóng do đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh.

Các món nướng thường được nhiều người lựa chọn trong các dịp dã ngoại
Các món nướng thường được nhiều người lựa chọn trong các dịp dã ngoại

Đặc biệt, khi ăn uống ngoài trời hoặc các buổi picnic, cắm trại dễ có nguy cơ ngộ độc hơn do các điều kiện thuận lợi như: Vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn; các phương tiện vệ sinh và rửa tay không đầy đủ và không phải lúc nào cũng có sẵn nước sạch; thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn từ côn trùng, động vật gây hại, động vật và bụi.

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển dễ dàng hơn trên một số loại thực phẩm so với những loại khác. Một số thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm: Thịt sống và thịt nấu chưa chín hẳn, hải sản, các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như các món tráng miệng làm từ sữa, các loại salad trộn, thực phẩm ăn liền - chẳng hạn như bánh mì, bánh sandwich, bánh cuộn và bánh pizza có chứa bất kỳ loại thực phẩm nào ở trên.

Cách bảo quản thực phẩm khi đi dã ngoại

Đồ ăn mang theo những chuyến dã ngoại luôn là yếu tố không thể thiếu, tuy nhiên, ngoài chuyện mang gì, ăn gì cho tiện lợi và ngon miệng thì chuyện bảo quản đồ ăn ra sao cho thật tươi mới, an toàn cũng không thể bỏ qua.

Theo ông Dương Văn Hùng , Phó Chủ tịch Liên chi hội đầu bếp Việt Nam, các gia đình nên chọn các món ăn khô, hạn chế chọn những món ăn có nước.

Thực phẩm nên chia thành suất, bao gói sạch sẽ hoặc hút chân không, đưa thực phẩm này vào trạng thái bảo quản đông lạnh, hoặc bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đá lạnh, giúp nguyên liệu không bị hư hỏng.

Điều đáng lưu ý là nên chọn thực phẩm thật tươi. Rau, củ, quả sơ chế sạch sau đó chia thành từng phần, được bảo quản riêng từng loại, tránh nhiễm chéo vi khuẩn.

Chú ý cách bảo quản thực phẩm để chuyến dã ngoại thêm trọn vẹn
Chú ý cách bảo quản thực phẩm để chuyến dã ngoại thêm trọn vẹn

Chọn thực phẩm ưu tiên theo nhu cầu của từng gia đình nhưng lưu ý nguyên liệu chính vụ, đúng vụ để thực phẩm có được chất lượng tốt nhất.

Các thực phẩm nên ở độ vừa chín tới, tránh mua đồ chín mềm dễ bị dập nát trong quá trình di chuyển; nên chọn rau củ quả có hàm lượng nước thấp. Củ quả nên để nguyên không nên sơ chế để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu.

Thông thường mọi người hay chọn cách bảo quản trong thùng xốp có đá. Đây là một thói quen phổ biến tuy nhiên, cách làm này chỉ là một trong nhiều biện pháp bảo quản thực phẩm và tất nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng được bảo quản như vậy.

Nhiệt độ lạnh lý tưởng để bảo quản thực phẩm mang đi dã ngoại là từ 4 - 6 độ C. Chúng ta có thể sử dụng các loại đá lạnh sạch. Trong trường hợp đá chưa tan nhiệt độ ổn định sẽ được duy trì, nhưng nếu đá tan chảy thì nhiệt độ trong thùng sẽ tăng dần lên.

Với thùng xốp dung tích từ 4 - 5 lít chúng ta có thể sử dụng khoảng 1kg đá lạnh. Trên thị trường hiện có bán một số loại đá khô có tác dụng duy trì nhiệt độ 4 - 6 độ C trong vòng 4 - 6 tiếng trong điều kiện bảo quản kín.

“Để bảo quản thực phẩm mang theo những cuộc picnic trong thời gian dài thì ngoài việc phải cho vào những thùng xốp thì chúng ta nên chia thành suất giúp bảo quản dễ dàng.

Một số thực phẩm có thể sơ chế bán thành phẩm, gần chín; cũng có thực phẩm nên tẩm ướp một số loại gia vị như gia vị mặn sẽ giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn”, ông Hùng cho biết.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm