Khoảng 14 - 36 triệu người Việt Nam bị tật khúc xạ
Hội thảo “Vị trí và vai trò của khúc xạ nhãn khoa trong ngành Nhãn khoa"
Bài liên quan
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám và điều trị miễn phí cho bà con tỉnh Ninh Bình
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2: Nâng cao chất lượng, hướng tới cộng đồng
Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2: Tập trung điều trị tật khúc xạ mắt ở trẻ em
BV Mắt Hà Nội cơ sở 2: Chia sẻ phòng ngừa bệnh mắt mùa hè
Ngày 21/1, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo “Vị trí và vai trò của khúc xạ nhãn khoa trong ngành Nhãn khoa.
Tình trạng thiếu trầm trọng các dịch vụ chăm sóc khúc xạ chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo đầy đủ.
Tật khúc xạ ở Việt Nam ước tính ở mức 15% đến 40%, xấp xỉ khoảng 14 - 36 triệu người. Đối với trẻ em (từ 6-15 tuổi), tỉ lệ tật khúc xạ là 25- 40 % ở thành thị và 10- 15% ở nông thôn.
GS. Bruce Moore (Giáo sư Khúc xạ nhãn nhi) chia sẻ trong Hội thảo “Vị trí và vai trò của khúc xạ nhãn khoa trong điều trị tật khúc xạ" |
Ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em cần phải đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ. Gần đây, tại Hội thảo quốc gia về Phòng chống mù lòa, tật khúc xạ được nhận định như là một vấn đề mới nổi trong chăm sóc mắt và được xem là một ưu tiên trong Kế hoạch quốc gia về Phòng chống mù lòa của Việt Nam giai đoạn 2014-2020.
Với tật khúc xạ mắt, việc cung cấp kính cho người dân bị tật khúc xạ là một trong những can thiệp hiệu quả và hợp lý nhất, góp phần làm giảm tỉ lệ các bệnh mù lòa có thể phòng tránh được. Đặc biệt, đây là một trong những biện pháp can thiệp rẻ tiền và có hiệu quả nhất để giảm tỉ lệ mù lòa.
Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp rào cản trong chính vấn đề này.
Nhiều trẻ đang phải đeo kính sai do người đo không có trình độ
Cử nhân khúc xạ nhãn khoa là những cán bộ y tế thật sự cần thiết trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe mắt cho người dân trong cả hiện tại và tương lai.
Đặc biệt trong loại trừ các bệnh mù lòa có thể phòng tránh được do tật khúc xạ không được chỉnh kính, giảm thiểu gánh nặng công việc cho các bác sĩ nhãn khoa để có thể tập trung chuyên sâu các dịch vụ lâm sàng các bệnh về mắt khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, ở Việt Nam, số lượng bác sĩ trên tỉ lệ dân số là tương đối đủ so với nhu cầu người dân nhưng việc phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố và đồng bằng là một thách thức lớn trong việc chăm sóc mắt ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa.
Nhiều tỉnh chưa đủ số bác sĩ và phẫu thuật viên, thậm chí có những “vùng trắng” không có bác sĩ nhãn khoa. Việc thiếu nhân lực ở tuyến cơ sở thiếu trang thiết bị nhãn khoa, kéo theo thiếu các dịch vụ nhãn khoa, không đáp ứng được các chương trình chăm sóc mắt cộng đồng….
Do đó người dân khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt, phải dồn lên các cơ sở chăm mắt tuyến trên, sinh ra thực trạng quá tải bệnh viện. Đối với người nghèo thì điều kiện đi lại, kinh phí thì việc khám mắt lại càng khó khăn hơn.
Hàng trăm cơ sở y tế tuyến huyện thiếu nhân lực, các trang thiết bị khám sơ sài, khó đáp ứng công tác chăm sóc mắt cho người dân. Các chương trình phòng chống mù lòa hiện nay mới dừng lại ở các đợt khám, phẫu thuật lưu động và các hoạt động truyền thông chăm sóc mắt.
Chưa kể, đôi khi việc thiếu, yếu nhân lực có thể dẫn tới hệ lụy không mong muốn, theo kết quả điều tra đánh giá về chất lượng dịch vụ khúc xạ tại Việt Nam vừa được công bố đầu năm 2019, 65% đơn kính thực hiện tại các hiệu kính bị sai do người đo kính không được đào tạo bài bản, đồng đều (tập trung ở các thành phố) hoặc do không có khả năng phẫu thuật.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề tật khúc xạ cho người dân với biện pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất chính là đào tạo nguồn nhân lực nhãn khoa bài bản, đồng đều.