Tag
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc

Thị trường - Tài chính 12/11/2024 16:49
aa
TTTĐ - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành công thương thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động.
Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Đẩy mạnh phát triển thương mại, bình ổn thị trường, hỗ trợ người tiêu dùng Góp sức đưa hàng Việt Nam ra thị trường rộng lớn Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu tham dự sự kiện và có bài phát biểu quan trọng.

Hàng Việt chiếm trên 80% tại các siêu thị

Tại chương trình, các đại biểu đã đánh giá về những thành tựu đạt được của ngành công thương sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Cuộc vận động); chia sẻ bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất những cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động, đưa thị trường trong nước trở thành "tuyến phòng ngự", "bệ đỡ" vững chắc và là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

"Cuộc vận động đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế", Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Cuộc vận động đã giúp cho người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Kết quả cụ thể, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng trên dưới 10% so với năm trước. Tỉ lệ nhập siêu giảm, tiến tới xuất siêu liên tục từ năm 2016. Hàng Việt tại các các kênh phân phối chiếm tỉ lệ khá cao, trên 80% tại các siêu thị và từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống. Tỉ trọng trong GDP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh và bền vững qua các năm. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao, đứng vị trí thứ 44 trên thế giới năm 2018 và đứng thứ 30 vào năm 2021.

Các đại biểu thảo luận về sứ mệnh của hàng Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Các đại biểu thảo luận về sứ mệnh của hàng Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Trong 15 năm qua, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động. Trong đó, ngành công thương đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, bài bản Cuộc vận động và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật. Nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét. Trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam"; trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam" và trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này.

Cuộc vận động góp phần vào việc duy trì và tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước (hàng Việt Nam hiện chiếm trên 85% hàng hóa tại các kênh phân phối hiện đại); doanh thu bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỉ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước.

Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Kỷ niệm chương cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng ngành công thương đã đạt được trong triển khai Cuộc vận động, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Trong giai đoạn phát triển mới với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ở tất cả các cấp, các ngành nói chung và ngành công thương nói riêng được toàn diện hơn nữa, ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã và giá cả để hàng Việt Nam thực sự hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để làm được điều này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tiếp tục tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ Công thương tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong hưởng ứng Cuộc vận động.

Bộ nghiên cứu, đúc rút từ thực tiễn những bài học kinh nghiệm để có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai, thực hiện Cuộc vận động, nâng cao hơn nữa chất lượng, uy tín của hàng Việt Nam trên cả thị trường trong nước và nước ngoài, nhất là các thị trường Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do.

Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Kỷ niệm chương cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu; nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hoà với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống.

"Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nói.

Phó Thủ tướng bày tỏ cũng mong muốn các đại biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, sức sáng tạo để đạt được những mục tiêu cao hơn, khó hơn; để ngày càng có nhiều hơn những mặt hàng Việt Nam chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, để hàng Việt Nam chinh phục và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.

Tại chương trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trao Kỷ niệm chương của Chương trình Gala 15 năm ngành công thương thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Đọc thêm

Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng kinh tế “2 con số” Thị trường - Tài chính

Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng kinh tế “2 con số”

TTTĐ - Chiều 2/12, Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5 với chủ đề tăng trưởng kinh tế “2 con số” vùng Đông Nam Bộ năm 2025 - thách thức, cơ hội và giải pháp đã được tổ chức. Tại Hội nghị các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đã thẳng thắn đưa ra nhiều phương án, giải pháp, kiến nghị tại Hội nghị để tháo gỡ nhiều khó khăn, phát triển kinh tế trong năm 2025.
Phát triển logistics cần địa phương tự lực, tự cường Thị trường - Tài chính

Phát triển logistics cần địa phương tự lực, tự cường

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo về phát triển logistics, các địa phương tăng tính chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện” Thị trường - Tài chính

Luật Điện lực (sửa đổi): Chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện”

TTTĐ - Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), quyết định chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện”.
Thời trang bán lẻ đìu hiu trước thềm Tết Nguyên đán Thị trường - Tài chính

Thời trang bán lẻ đìu hiu trước thềm Tết Nguyên đán

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã chuyển cách thức mua sắm từ việc mua trực tiếp tại cửa hàng sang mua trực tuyến online. Điều này đã gây ra không ít khó khăn đối với mô hình thời trang bán lẻ tại các chợ truyền thống khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Phát triển kinh tế xanh: Cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá Thị trường - Tài chính

Phát triển kinh tế xanh: Cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

TTTĐ - Vừa qua, tại khách sạn Pullman, Hà Nội, Báo Điện tử VOV phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Thống nhất trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng năm 2025 Thị trường - Tài chính

Thống nhất trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng năm 2025

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết của Quốc hội về giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng năm 2025.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng Thị trường - Tài chính

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Quốc hội chốt doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm không chịu thuế VAT Thị trường - Tài chính

Quốc hội chốt doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm không chịu thuế VAT

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2026 hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).
Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 19 nghìn tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 19 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 25/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn đều lệ.
Xem thêm