Tag

Khủng hoảng y tế ở Trung Quốc: Quá tải, tham nhũng và mất niềm tin

Nhìn ra thế giới 15/10/2018 18:01
aa
TTTĐ - Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bác sĩ nhận “phong bì” và người dân ngày càng mất niềm tin… là những vấn nạn mà hệ thống y tế của Trung Quốc cần phải dồn toàn lực để giải quyết.

Khủng hoảng y tế ở Trung Quốc: Quá tải, tham nhũng và mất niềm tin

Người dân đứng trước bảng điện tử hiển thị số lịch hẹn của các bác sĩ chuyên khoa tại một bệnh viện ở Bắc Kinh (Ảnh: The New York Times)

Thiếu bác sĩ, hệ thống quá tải

Từ lúc mặt trời còn chưa ló rạng, đã có gần một trăm người đứng xếp hàng bên ngoài một trong những bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Bắc Kinh. Đây là cơ hội để họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong cả nước, được các chuyên gia đầu ngành thăm khám.

Những hàng dài người chờ đợi tại bệnh viện này là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng quá tải, theo The New York Times.

Một bác sĩ đa khoa Trung Quốc thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: The New York Times)
Một bác sĩ đa khoa Trung Quốc thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: The New York Times)

Hệ thống này đang không thể đáp ứng nhu cầu cho hơn một tỷ dân Trung Quốc. Tính trung bình hiện Trung Quốc chỉ có một bác sĩ đa khoa trên 6.666 dân (tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra là một bác sĩ trên 1.500 - 2.000 dân).

Tại Trung Quốc, chỉ những người khá giả mới có thể tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất tại các bệnh viện hàng đầu với các bác sĩ nước ngoài. Còn lại, phần lớn người dân đều phải chen chúc trong các bệnh viện đông đúc. Ở vùng nông thôn, người dân thường phụ thuộc vào các trạm xá ở làng hoặc phải đi xa hàng trăm dặm để đến được bệnh viện gần nhất.

Hiện tại ở Trung Quốc, không có nhiều người muốn làm bác sĩ đa khoa (Ảnh: The New York Times)
Hiện tại ở Trung Quốc, không có nhiều người muốn làm bác sĩ đa khoa (Ảnh: The New York Times)

Mùa đông năm ngoái, nhiều bệnh viện ở Bắc Kinh đã quá tải khi dịch cúm hoành hành. Bệnh nhân phải nằm cả ngoài hành lang, trong khi bác sĩ thì kiệt sức khi mỗi ngày phải thăm khám tới 200 bệnh nhân. Tình trạng này khiến nhiều bệnh nhân thất vọng, bực tức, thậm chí dẫn tới việc hành hung bác sĩ.

Ông Mao Quần An, người phát ngôn của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe quốc gia Trung Quốc, thừa nhận rằng các bệnh viện hiện nay không đủ sức đáp ứng nhu cầu của công chúng. Tình trạng thiếu hụt bác sĩ ngày càng trở nên cấp bách hơn khi dân số ngày một tăng.

Người dân mất niềm tin

Ngành Y tế của Trung Quốc cũng đã xuất hiện không ít bê bối, gây mất niềm tin cho người dân. Gần đây nhất, vào tháng 7 vừa qua, các cơ quan điều tra nước này phát hiện hàng nghìn trẻ em đã bị tiêm vắc-xin giả. Vụ bê bối khiến dư luận dậy sóng. Người dân ngày càng tỏ ra thất vọng với hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước nhà.

Trước đó, vào tháng 3/2018, một bác sĩ bị chồng của bệnh nhân giết. Tháng 11/2016, một người đàn ông đã tấn công bác sĩ sau cuộc tranh luận về việc điều trị của con gái. Tháng 4/2012, bác sĩ Zhao Lizhong bị đâm khi đang ngồi viết bệnh án cho bệnh nhân. Thủ phạm sau đó bị bắt và bị tuyên án 13 năm tù. “Chúng tôi biết rằng những vụ việc như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, bác sĩ Zhao cay đắng chia sẻ.

Các y tá xem danh sách bệnh nhân tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Gaoqiao ở Thượng Hải (Ảnh: The New York Times)
Các y tá xem danh sách bệnh nhân tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Gaoqiao ở Thượng Hải (Ảnh: The New York Times)

Gốc rễ của tình trạng hành hung bác sĩ xuất phát từ việc người dân không còn niềm tin vào hệ thống y tế. Quay trở lại những năm 1980, khi các bệnh viện bị cắt giảm trợ cấp, các bác sĩ khi đó buộc phải tìm cách kiếm tiền. Nhiều người đã nhận quà từ các công ty dược phẩm và từ bệnh nhân. Yu Ying, bác sĩ tại một bệnh viện hàng đầu Trung Quốc, cho biết, cô từng được nghe kể những bác sĩ ngoại trú nhận hàng nghìn đôla Mỹ tiền hối lộ từ công ty dược phẩm. “Đa số bác sĩ đều nhận phong bì và các khoản đút lót”, cô kể.

Để đối phó với tình trạng bạo lực, nhiều bệnh viện đang triển khai biện pháp bảo vệ nhân viên của mình. Bệnh viện Trung Sơn, phía Nam Quảng Châu đã mời võ sư taekwondo dạy kỹ thuật tự vệ cho các bác sĩ. Bệnh viện ở phía Đông tỉnh Tế Nam còn thuê công ty vệ sĩ để đảm bảo an ninh. Năm ngoái, Chính phủ cũng cam kết bố trí lực lượng cảnh sát trong khoa cấp cứu, nơi thường xảy ra các vụ tấn công bạo lực.

Tăng lực lượng bác sĩ đa khoa

Để cải tổ toàn diện hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhà chức trách cần phải thuyết phục người dân thay đổi thói quen đến bệnh viện mỗi khi hắt hơi, sổ mũi. Chính phủ nước này đang nỗ lực đến năm 2020, mỗi hộ đều có một bác sĩ gia đình và tăng trợ cấp cho các bác sĩ này trong mỗi lần thăm khám. Các bác sĩ đa khoa sẽ trực tiếp hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa, thay vì để bệnh nhân tự tìm đến các bệnh viện như hiện nay.

Một buổi đào tạo bác sĩ đa khoa tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Weifang ở Thượng Hải (Ảnh: The New York Times)
Một buổi đào tạo bác sĩ đa khoa tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Weifang ở Thượng Hải (Ảnh: The New York Times)

Biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp bệnh nhân được được chăm sóc tốt hơn bởi một bác sĩ đã hiểu rõ về bệnh tình của họ, đồng thời chuyển đến các bệnh viện tuyến đầu nhanh hơn khi cần thiết. Chi phí khám chữa bệnh cũng giảm bớt, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ.

Bác sĩ Yang Lan tại Trung tâm Y tế Cộng đồng Tân Hoa là một bác sĩ gia đình như vậy. Hiện tại bác sĩ Yang Lan đang có hơn 200 bệnh nhân đăng ký được thăm khám và theo dõi sức khỏe. Một tháng bác sĩ Yang nhận khoảng 1.220 đôla Mỹ (khoảng 28,4 triệu đồng) cho công việc này. Trung bình mỗi ngày làm việc, cô thăm khám cho khoảng 50 - 60 bệnh nhân.

Bác sĩ Yang cho biết, cô sử dụng phần mềm Excel để lưu lại bệnh án và địa chỉ của bệnh nhân. Cứ 3 tháng một lần, bác sỹ Yang gặp mặt trực tiếp bệnh nhân tại nhà riêng hoặc phòng khám. Cô cũng sẵn sàng dành lời khuyên cho bệnh nhân qua ứng dụng nhắn tin WeChat bất cứ lúc nào. Tại phòng khám của cô, trung bình mỗi bệnh nhân chỉ cần chờ khoảng 15 phút để được gặp bác sĩ. Không có bệnh nhân nào gắt gỏng với cô và Yang không bị hành hung khi làm việc.

Các bệnh nhân ngồi chờ kết quả xét nghiệm tại phòng khám Weifang (Ảnh: The New York Times)
Các bệnh nhân ngồi chờ kết quả xét nghiệm tại phòng khám Weifang (Ảnh: The New York Times)

“Tôi thấy cô ấy thực sự ân cần và chu đáo”, ông Cai Zhenghua, một bệnh nhân của bác sĩ Yang cho biết. Ông đã từng điều trị tại một bệnh viện khác nhưng “bác sĩ ở đây dành nhiều thời gian cho tôi hơn”, ông nói thêm.

Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu nâng số lượng bác sĩ đa khoa như Yang Lan lên gấp hai đến ba lần so với hiện tại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, mỗi năm Trung Quốc cần đào tạo thêm hàng nghìn bác sĩ. Điều này buộc các chuyên gia phải đến phòng khám cộng đồng mỗi tuần và họ cần được trả tiền trợ cấp để làm vậy. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực cải thiện thái độ phục vụ của các bác sĩ.

Bác sĩ Zhu Shanzhu, một giáo viên đào tạo bác sĩ đa khoa của Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng cho biết không nhiều bác sĩ mặn mà với công việc này. Vẫn còn tình trạng bác sĩ khám ít cho bệnh nhân và chỉ biết kê đơn thuốc. Bà cho rằng vấn đề xuất phát từ việc mức lương còn thấp.

“Nếu nghề này kiếm được nhiều tiền hơn, các bác sĩ sẽ chủ động tham gia các khóa học chuyên môn. Mức lương hấp dẫn cũng giúp các bác sĩ nâng cao địa vị xã hội của mình”, bà Zhu Shanzhu khẳng định. Mặc dù Chính phủ đã cam kết tăng lương cho bác sĩ gia đình, song bà Zhu cho rằng việc này “cần tất cả các Bộ, ban, ngành phải phối hợp với nhau”, bởi đây không phải là việc dễ dàng.

Đọc thêm

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Xem thêm