Tag

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến thủy sản

Nông thôn mới 11/10/2024 15:30
aa
TTTĐ - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về giải quyết một số vướng mắc, bất cập về thuế của doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bạc Liêu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Văn bản cho biết, Hiệp hội VASEP nhận được phản ánh của các doanh nghiệp hội viên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về một số vướng mắc về thuế. Cụ thể, thời gian gần đây, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức thanh, kiểm tra thuế giai đoạn 2016 - 2017 tại một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Quá trình thanh, kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp chế biến thủy sản kê khai một số tàu thuyền đánh bắt hải sản chưa có giấy phép khai thác. Cục Thuế đã loại tất cả chi phí thu mua nguyên liệu từ những tàu thuyền này vì xem đó là chi phí không hợp lý, hợp lệ.

Hậu quả là các doanh nghiệp chế biến thủy sản bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trên toàn bộ chi phí nguyên liệu đầu vào mua từ các tàu cá này và bị phạt chậm nộp (tính từ năm 2016 - 2017 đến nay) cũng tương đương 20% nữa.

Nghĩa là, doanh nghiệp chế biến phải đóng thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt chậm nộp bằng 40% chi phí nguyên liệu. Điều này có nguy cơ dẫn đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.

Xem xét và tháo gỡ cho các doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu việc Cục Thuế địa phương thực hiện thanh, kiểm tra đồng thời các giấy tờ (giấy phép khai thác…) của tàu cá trong giai đoạn 8 năm trước (2016 - 2017) để quyết định chi phí nguyên liệu của doanh nghiệp là hợp lý hay không
Việc Cục Thuế Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện thanh, kiểm tra đồng thời các giấy tờ (giấy phép khai thác…) của tàu cá trong giai đoạn 8 năm trước (2016 - 2017) để quyết định chi phí nguyên liệu của doanh nghiệp là hợp lý hay không?

Theo Hiệp hội VASEP, phần lớn doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu thu mua nguyên liệu qua các cơ sở thu mua (thường gọi là nậu vựa), với sự giám sát về chất lượng, chủng loại của các nhân viên thu mua của doanh nghiệp. Nhân viên này đại diện doanh nghiệp ghi rõ số tàu khai thác, ngày cập cảng...

Chủ nậu vựa mua lại toàn bộ nguyên liệu thủy sản khác nhau của tàu đó, tiến hành phân loại cá theo chủng loại và mức chất lượng rồi bán cho doanh nghiệp chế biến theo số lượng và chất lượng mà doanh nghiệp đã đặt hàng.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì vào giai đoạn 2016 -2017, phần lớn các cơ sở thu mua (nậu vựa) đã đăng ký giấy phép kinh doanh thì có xuất hóa đơn tài chính cho doanh nghiệp, nhưng vẫn còn một số nậu vựa chưa đăng ký giấy phép kinh doanh nên không xuất được hóa đơn tài chính mà họ chỉ làm bảng kê mua bán theo mẫu 01/TNDN của Thông tư 96/2015/TT-BCT.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không có quyền kiểm tra giấy phép khai thác của tàu thuyền đánh bắt hải sản. Quyền cấp và kiểm tra giấy phép khai thác thuộc về các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước như Bộ đội Biên phòng, Chi cục Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá...

Khi doanh nghiệp mua nguyên liệu qua nậu vựa thì doanh nghiệp chỉ biết căn cứ vào các thông tin tự khai của các nậu vựa, có sự giám sát của nhân viên thu mua của doanh nghiệp thu mua nguyên liệu.

“Với trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu trực tiếp từ tàu khai thác: Do ngư dân không có hóa đơn nên khi mua nguyên liệu, doanh nghiệp đã thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 96/2015/TT-BTC lập bản kê 01/TNDN với đầy đủ các mục khai báo: Ngày tháng năm mua hàng, thông tin người bán (họ tên, địa chỉ, CMND), thông tin hàng hóa mua vào (tên mặt hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá thanh toán).

Tại mẫu số 01/TNDN không quy định khai báo các giấy tờ khác (như giấy phép khai thác, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đăng kiểm...) nên thời điểm đó, doanh nghiệp không đề nghị chủ tàu cá cung cấp cũng như không khai thông tin này ở mẫu số 01/TNDN.

Do vậy, chúng tôi thấy rằng không có cơ sở pháp lý để cơ quan thuế cho rằng đây là lỗi của doanh nghiệp chế biến vì không kiểm tra tàu có giấy phép khai thác hợp pháp hay không để thu thuế và phạt chậm nộp các doanh nghiệp”, văn bản của Hiệp hội VASEP nêu rõ.

Cũng theo Hiệp hội VASEP, một thực tiễn nữa là việc thanh, kiểm tra cho giai đoạn 2016 - 2017 của Cục Thuế - tức là đã 8 năm, nên có những tàu khai thác đã không còn hoạt động, hoặc chủ tàu đã chuyển nghề hay chuyển đi nơi khác sinh sống hoặc thậm chí đã chết.

Thêm vào đó ngư dân, chủ tàu là lao động chân tay, trình độ dân trí thấp, chủ yếu làm việc trên biển nên họ cũng không quen (hoặc không làm) việc ghi chép và lưu trữ chứng từ mua bán hải sản cho các doanh nghiệp.

Do vậy, doanh nghiệp có đi gặp ngư dân xác minh lại thông tin 8 năm trước đã bán hải sản cho doanh nghiệp thì ngư dân cũng không thể nhớ để xác minh đúng và đầy đủ cho doanh nghiệp.

theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không có quyền kiểm tra giấy phép khai thác của tàu thuyền đánh bắt hải sản
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không có quyền kiểm tra giấy phép khai thác của tàu thuyền đánh bắt hải sản (Ảnh: Cảng cá Tắc Cậu - Kiên Giang)

“Vì tầm quan trọng của vấn đề, Hiệp hội VASEP trân trọng báo cáo và kiến nghị Tổng cục Thuế một số nội dung sau: Xem xét và tháo gỡ cho các doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu việc Cục Thuế địa phương thực hiện thanh, kiểm tra đồng thời các giấy tờ (giấy phép khai thác…) của tàu cá trong giai đoạn 8 năm trước (2016 - 2017) để quyết định chi phí nguyên liệu của doanh nghiệp là hợp lý hay không khi mà các văn bản quy phạm pháp luật của ngành Thuế cũng như mẫu 01/TNDN không có các quy định hoặc dẫn chiếu cụ thể tới các giấy tờ này; Ban hành hướng dẫn chi tiết về các hồ sơ chứng từ cần thiết đối với các lô nguyên liệu mà doanh nghiệp thủy sản thu mua (doanh nghiệp mua nguyên liệu của ngư dân khai thác, mua từ cơ sở thu mua), để Cục Thuế các địa phương triển khai đồng bộ và phù hợp.

Ngành Thuế cần tăng cường thanh, kiểm tra việc hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khoảng 3 năm. Vì nếu để đến 7 - 8 năm là quá dài với rất nhiều sự đổi thay về cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như nhân sự của doanh nghiệp và công việc, đời sống của ngư dân”, văn bản Hiệp hội VASEP nêu.

Qua báo cáo, Hiệp hội VASEP kiến nghị Tổng cục Thuế hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tháo gỡ được bất cập, tiếp tục ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đọc thêm

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Xem thêm