Tag

Kinh tế Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường - Tài chính 02/07/2023 05:00
aa
TTTĐ - 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Thủ đô tiếp đà phục hồi mạnh mẽ sau hơn 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Bức tranh kinh tế Thủ đô trong 6 tháng đầu năm có nhiều gam sáng do thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi kinh tế.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội HĐND tỉnh Bình Dương tiếp tục giám sát thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Cảnh sát kinh tế: Những dấu ấn đặc biệt Hà Nội: Khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế

Kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước

Bức tranh kinh tế - xã hội của Thủ đô có một số điểm nổi bật: Tăng trưởng GRDP của Hà Nội được duy trì, đạt gấp 1,6 lần mức tăng cả nước. GRDP 6 tháng đầu năm tăng 5,97% - là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép xung đột vũ trang Nga - UKraine và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia.

Đặc biệt, các cân đối lớn được đảm bảo như: Tổng thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm là 220.121 tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, bằng 122,9% so với cùng kỳ; Tổng chi ngân sách địa phương 39.769 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, bằng 126,8% so với cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 15.930 tỷ đồng, đạt 33,9% dự toán; Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm là 194.656 tỷ đồng, tăng 8,5%; Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước và vượt kết quả năm 2022; Doanh nghiệp tiếp tục phát triển với 15.618 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5%...

Kinh tế Hà Nội tiếp đà phục hồi
Ngành Du lịch Thủ đô phục hồi mạnh mẽ

Các ngành kinh tế duy trì phát triển như du lịch và vận tải hành khách phục hồi mạnh; Tổng khách du lịch tăng 42%, khách quốc tế tăng 7 lần. Số lượt hành khách vận chuyển tăng 25,1% (cùng kỳ giảm 20%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng và vận tải hàng hoá tăng khá, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 13,6%); Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 20,8% (cùng kỳ tăng 30,8%).

Sản xuất công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng (3,28%), tuy nhiên mức tăng thấp hơn cũng kỷ (6,31%). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu, bò, lợn, gia cầm đều tăng; Các huyện, thị xã đẩy mạnh cơ cấu lại cây trồng theo hướng tăng lúa chất lượng cao, cây rau màu và chuyên canh cây lâu năm.

Những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân. Thành phố đã triển khai một loạt chính sách hỗ trợ phục hồi phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Cùng với đó, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phối hợp giải quyết thủ tục hành chính liên thông.

Về xây dựng thể chế, chính sách, Hà Nội đang xây dựng đồng thời Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để tạo lập không gian phát triển mới, chú trọng các liên kết phát triển vùng và tạo lập nguồn lực mới từ nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên số...

Bên cạnh đó, Hà Nội đang phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để tạo đột phá về thể chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của Thủ đô, sớm đưa Thủ đô trở thành hạt nhân, là động lực phát triển của Vùng và cả nước theo định hướng Quy hoạch tổng thể Quốc gia mới được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81 ngày 9/1/2023.

Hà Nội đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2023

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; thu, chi ngân sách, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Nghị quyết cũng xác định rõ, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm.

Bức tranh kinh tế năm 2022 của Thủ đô Hà Nội có nhiều điểm sáng, nổi bật.
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của Thủ đô Hà Nội có nhiều điểm sáng, nổi bật

Kinh tế Hà Nội bị ảnh hưởng rõ rệt, nhất là thị trường xuất khẩu suy giảm, doanh nghiệp khó khăn, sức mua của thị trường nội địa và sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng chậm lại. Qua đó, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7% thì quý 3 phải tăng từ 7,54% trở lên, quý 4 phải tăng từ 8,23% trở lên. Đây là những nhiệm vụ rất thách thức, các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm.

Cùng với việc kiên định mục tiêu tăng trưởng là 7% của cả năm 2023, Nghị quyết cũng nêu các nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng.

Trước hết, TP cần bảo đảm tăng trưởng ổn định kinh tế thủ đô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Bảo đảm nhu cầu vốn cho nền kinh tế và thanh khoản của hệ thống; Cân đối thu, chi ngân sách; Cân đối cung - cầu, nhất là cân đối về xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Cung cấp điện an toàn, ổn định...

Đồng thời, TP Hà Nội đẩy mạnh thực hiện dự án và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm như đường Vành đai 4; Các dự án kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, tôn tạo di tích...; Công tác giải phóng mặt bằng; Tăng trách nhiệm người đứng đầu; Đưa kết quả giải ngân thành một tiêu chí để đánh giá thi đua năm 2023...

Đọc thêm

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024 Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024.
"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương Thị trường - Tài chính

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương

TTTĐ - Báo Công thương là "cầu nối" các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, bạn đọc.
Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp? Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024

TTTĐ - Theo đó, chương trình Đối thoại hữu nghị lần thứ 2 và Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 sẽ cùng diễn ra vào tháng 9 tới.
Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Từ 15 giờ ngày 18/7, giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống, cũng là lần giảm thứ 2 liên tiếp của mặt hàng này.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online? Thị trường - Tài chính

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

TTTĐ - Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản Thị trường - Tài chính

Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản

TTTĐ - Sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhận ra cơ hội tiếp cận những khách hàng ở cách xa hàng nghìn dặm.
Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn Kinh tế

Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách cho 31.113 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh Thị trường - Tài chính

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities Thị trường - Tài chính

Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered, tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hợp tác với một nhóm định chế tài chính đã đồng thu xếp thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 175 triệu USD (hơn 4.450 tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần Chứng khoán kỹ thương (Techcom Securities - TCBS).
Xem thêm