Tag

Kinh tế tập thể: Nội lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển

Nông thôn mới 24/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Hà Nội đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đáng chú ý, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Thể chế đi trước, mở đường cho đột phá về kinh tế - xã hội Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong thời đại kinh tế số Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH Sôi động, hấp dẫn gala chào tân sinh viên Viện Kế toán – Kiểm toán Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Đưa Hà Đông trở thành cực tăng trưởng của Thủ đô

Động lực phát triển kinh tế

Hiện nay, trên địa bàn thành phố hiện có 1.235 hợp tác xã nông nghiệp gồm 1.090 hợp tác xã đang hoạt động (chiếm 88,3%) và 145 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 11,8%). Trong tổng số 1.090 hợp tác xã đang hoạt động có 790 hợp tác xã tổng hợp, 222 hợp tác xã trồng trọt, 50 hợp tác xã chăn nuôi, 21 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, 1 hợp tác xã lâm nghiệp, 6 hợp tác xã nước sạch nông thôn.

Những năm qua, quy mô của các hợp tác xã không ngừng được nâng lên. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả đạt khoảng 62%. Thu nhập bình quân của lao động hợp tác xã hiện xấp xỉ 45 triệu đồng/năm. Đáng chú ý, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đang thu hút được ngày một nhiều cán bộ trẻ, có năng lực quản trị, tinh thần khởi nghiệp. Đến nay, 38% trong tổng số 100.388 cán bộ quản lý hợp tác xã trên cả nước đã có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã thành phố Hà Nội cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm tiếp tục thực hiện tốt Luật Hợp tác xã, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, đưa thành phần kinh tế này thoát khỏi tình trạng yếu kém, từng bước phát triển; góp phần ổn định an ninh chính trị, an sinh xã hội, phát triển kinh tế Thủ đô.

Kinh tế tập thể: Nội lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển
Những năm qua, quy mô của các hợp tác xã không ngừng được nâng lên

Thành phố đã luôn quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong đó, tập trung vào 6 nhóm hỗ trợ: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Cùng với đó là việc thực hiện chính sách ưu đãi: Thuế thu nhập hợp tác xã và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định nêu trên, còn được hưởng 5 nhóm hỗ trợ, ưu đãi khác: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng; vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chế biến sản phẩm.

Chú trọng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế tập thể

Nhìn chung, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Hà Nội những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài.

Đáng chú ý, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn do tác động của cơ chế thị trường; một số vướng mắc trong triển khai chính sách…

Kinh tế tập thể: Nội lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển
Trong năm 2020, Liên minh Hợp tác xã thành phố sẽ chú trọng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế tập thể

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong năm 2020, Liên minh Hợp tác xã thành phố sẽ chú trọng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã với tốc độ tăng trưởng hợp lý, gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phấn đấu đưa kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, thể hiện được vai trò, nhân tố quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở và đóng góp lớn hơn vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã, làm tốt công tác tham mưu cho thành phố và công tác phối hợp với sở, ngành, quận, huyện, thị xã để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các hợp tác xã, đơn vị thành viên.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm