Tag

Lan tỏa nếp sống văn minh, thanh lịch bằng tình yêu Hà Nội

Người Hà Nội 21/03/2025 14:12
aa
TTTĐ - Bằng tình yêu với Hà Nội - Thủ đô của đất nước, báo chí đã tích cực lên án những biểu hiện lệch chuẩn đồng thời tuyên truyền tác dụng, ý nghĩa, mô hình, cách làm để nhân lên nét đẹp văn hóa của mảnh đất này. Chính vì thế, báo chí đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ gìn, phát huy giá trị, nền tảng văn hiến ngàn năm và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội hiện đại.
“Vì tình yêu Hà Nội” gây bất ngờ với loạt nhân vật mới Người trẻ thể hiện tình yêu Hà Nội NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

Trách nhiệm của công dân Thủ đô

Hà Nội là Thủ đô thiêng liêng, là trái tim của cả nước. Nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm về văn hóa, nơi rất nhiều cơ quan báo chí đóng trụ sở và hoạt động chính. Vì thế, ai ai cũng mong được sống và làm việc trong một bầu không khí văn hóa trong lành, văn minh.

Cũng như nhiều cư dân khác của Hà Nội, các phóng viên, nhà báo có người sinh ra và lớn lên tại đây, cũng có rất nhiều người chọn nơi này là quê hương thứ hai, làm việc, lập gia đình, sinh con đẻ cái, hòa nhập vào đời sống nơi đây. Do đó, họ cũng có một tình yêu rất lớn với mảnh đất này.

Lan tỏa nếp sống văn minh, thanh lịch bằng tình yêu Hà Nội
Hà Nội với vẻ đẹp ngàn năm là "mỏ vàng" cho văn chương, nghệ thuật và báo chí khai thác

Bên cạnh mong muốn được làm việc trong môi trường văn hóa, họ còn nâng niu, trân trọng từng nét đẹp, từng điều hay của Hà Nội để nhân lên, lan tỏa, làm thành kí ức cho con cháu của chính mình.

Do đó, ngay từ những khi có một vài biểu hiện không được chuẩn mực, những sự quá đà của một bộ phận người Hà Nội làm ảnh hưởng đến văn hóa Thủ đô, khi một số nhà văn hóa, xã hội học lên án, báo chí đã nhanh chóng vào cuộc.

Vào cuộc ở đây là sự nhanh nhạy trước vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm. Vào cuộc với tâm thế lên án kéo lên hồi chuông cảnh báo để chính quyền, các nhà văn hóa và toàn thể Nhân dân nhận thức chung một vấn đề cùng chung tay, tìm ra giải pháp, khôi phục tiếng thơm cho Thủ đô yêu dấu của chúng ta.

Thực tế là, từ sự tập trung mạnh mẽ của báo chí với trách nhiệm của những công dân Thủ đô đã "nắn chỉnh" từng bước cho "con tàu" dần đi đúng trở lại đường ray văn hóa của mình. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm phóng sự, rất nhiều chùm ảnh... được đầu tư tâm huyết viết về lối ăn mặc lai căng, lối ứng xử không thanh lịch, kiểu buôn bán chụp giật "bún mắng, cháo chửi", thói phóng uế bừa bãi, việc thiếu ý thức khi chiếm dụng vỉa hè, vi phạm luật giao thông...

Lan tỏa nếp sống văn minh, thanh lịch bằng tình yêu Hà Nội

Từ những lát cắt đó, công chúng có cái nhìn rõ nét về những hiện tượng nổi cộm của văn hóa người Hà Nội.

Bên cạnh đó, cũng hàng nghìn bài báo "gạn đục khơi trong", viết về những nét đẹp truyền thống trong gia đình Hà Nội, từ nét ăn nếp ở, từ những thú ăn thú chơi tao nhã và đi tìm những chuẩn mực về văn hóa Hà thành... để người hiện đại có những "hệ quy chiếu", tìm ra chuẩn mực để học theo, làm theo.

Cùng với nỗ lực của chính quyền trong việc tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025; các quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố; Chỉ thị 30 - CT/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh... báo chí đã thực sự nhập cuộc, phát huy tinh thần, trách nhiệm, sứ mệnh cũng như tình yêu Hà Nội của mình đóng góp vào nhiệm vụ chung của Hà Nội ngày nay.

"Tài sản chung" cần trao truyền, lưu giữ

Đối với người Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, văn hóa Thủ đô chính là một khối "tài sản chung" vô cùng quý báu cần nâng niu, trao truyền, lưu giữ qua nhiều thế hệ. Bởi đây là niềm tự hào không chỉ riêng của Thủ đô mà còn là chuẩn mực của cả nước, là đại diện của chúng ta với bạn bè quốc tế.

Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội trao giải Đặc biệt Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024
Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội trao giải Đặc biệt Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024

Đây vừa là niềm tự hào đồng thời cũng là trách nhiệm của chúng ta với thế hệ đi trước, với sự dày công bồi đắp hàng ngàn năm để có được một Hà Nội ngàn năm văn hiến như ngày nay cho chúng ta hưởng thụ.

Do đó, khi Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ra đời đã thực sự là một điểm hẹn rất lớn đối với những người làm báo tại Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng.

Với trái tim, tấm lòng luôn hướng về Thủ đô, mong muốn văn hóa Hà Nội ngày càng đậm nét, trở thành tiêu biểu, chuẩn mực cho văn hóa cả nước, các cơ quan báo chí cũng như những nhà báo thể hiện góc nhìn, sự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và sự nhanh nhạy trong phát hiện vấn đề của mình.

Hà Nội thực sự là một "mỏ vàng" cho văn chương, nghệ thuật và báo chí khai thác hàng ngàn năm chưa hề vơi cạn. Không những thế, qua óc quan sát và ngòi bút của mình, nhà báo còn phát hiện ra những vỉa tầng sâu thẳm, những nét đẹp còn ẩn giấu chưa được khai thác, khiến nó trở lên lấp lánh, đa dạng, phong phú thêm nền tảng văn hóa vốn vô cùng độc đáo, đẹp đẽ của đất và người nơi này.

Nhà báo Ngô Vương Tuấn - báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt giải C
Nhà báo Ngô Vương Tuấn - báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt giải C Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024

Năm nào cũng vậy, người làm báo nuôi dưỡng đề tài, thu thập tư liệu, xây dựng các tuyến bài, đăng tải trên các trang báo và nô nức tham dự Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Để đến mỗi dịp kỉ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, khi Hà Nội bước vào mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm các nhà báo lại náo nức chờ được xướng tên trong lúc trao giải.

Bên cạnh đó, rất nhiều cuộc thi viết về Hà Nội do các báo, tạp chí tổ chức cho thấy sự quan tâm, chăm lo, giữ gìn và phát triển văn hóa của Thủ đô là rất lớn. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung là khơi dậy những nét đẹp để chung tay gìn giữ, phát triển, nhân rộng những điển hình, mô hình, biểu dương các cá nhân, đơn vị có đóng góp cho văn hóa Hà Nội.

Đồng thời, các bài viết còn tập trung lên án, phê phán những điều chưa được, chưa hay trong việc chúng ta sử dụng "tài sản chung" này.

Chính từ sự chung tay, vào cuộc hăng hái, tràn đầy quyết tâm của báo chí mà văn hóa Hà Nội càng ngày càng tỏa sáng, xứng đáng với vị thế và tiềm lực của mình.

Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh" do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chính là dịp khẳng định vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong việc chung tay gìn giữ văn hóa, bản sắc Hà Nội.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các đơn vị nhìn nhận những thách thức, cùng đóng góp ý kiến, giải pháp nhằm lan tỏa hơn nữa giá trị văn hóa Thủ đô trong thời đại mới với sự tham gia của đông đảo đại diện cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, các quận, huyện và các đơn vị chức năng.

Lan tỏa nếp sống văn minh, thanh lịch bằng tình yêu Hà Nội

Đọc thêm

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Xem thêm