Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch
Theo đó, UBND xã Vân Hà có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.
Các sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Tài chính, Công an thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, xã Vân Hà có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng Điểm du lịch làng nghề gỗ mỹ nghệ theo đúng quy định, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả.
Vân Hà là làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng của huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua, làng nghề này chuyển mình rõ nét, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghề gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
![]() |
Vân Hà có 31 sản phẩm gỗ mỹ nghệ được công nhận sản phẩm OCOP 3 - 4 sao |
Hiện tại, toàn xã Vân Hà có 60% số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và làm nghề chạm khắc gỗ. Các cơ sở sản xuất được phân bố tại 5 thôn trong xã. Đặc biệt, xã có 14 nghệ nhân được UBND thành phố Hà Nội công nhận; 48 thành viên là đại diện các hộ sản xuất và doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn… Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Vân Hà có 31 sản phẩm gỗ mỹ nghệ được công nhận sản phẩm OCOP 3 - 4 sao.
Sản phẩm đồ gỗ Vân Hà đa dạng về chủng loại, từ nội thất (tủ, đồ thờ, bàn ghế) đến các bức tượng, tranh phù điêu... Các mặt hàng được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Một số sản phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố và khu vực.
Chia sẻ về sự phát triển của làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền ở thôn Thiết Úng cho hay, nghề gỗ mỹ nghệ Vân Hà xuất phát từ thôn Thiết Úng. Trải qua hàng trăm năm phát triển, cha truyền con nối, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng dần tạo được thương hiệu trên thị trường với những nét đặc trưng riêng. Dù đến nay, hầu hết cơ sở đều đầu tư máy móc trong sản xuất song có những tác phẩm chỉ có đôi tay nghệ nhân mới tạo nên.
![]() |
Nghệ nhân làng nghề gỗ Vân Hà rất tỉ mỉ với những nét gỗ đục tay |
Để hòa nhập xu thế phát triển, làng nghề gỗ Vân Hà chủ động có nhiều giải pháp giữ nghề và phát triển nghề. Các hộ sản xuất tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và thiết kế mẫu sản phẩm phong phú, phù hợp nhu cầu, thị hiếu khách hàng; tăng cường tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; tham gia các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thi thiết kế mẫu sản phẩm du lịch thành phố Hà Nội và quốc gia.
Ngoài ra, làng nghề còn tổ chức các hoạt động định hướng, truyền dạy nghề tại chỗ cho thế hệ trẻ song song với học văn hóa tại các trường trên địa bàn. Làng nghề cũng chú trọng đẩy mạnh công nghệ 4.0 trong thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
