Tag

Mối nguy hiểm từ những chiếc khẩu trang y tế dùng một lần

Nhìn ra thế giới 14/01/2021 15:58
aa
TTTĐ - Khẩu trang có thể làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 khi mọi người sử dụng rộng rãi tại các địa điểm công cộng. Đeo khẩu trang là một biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại là mối đe dọa sự sống của các loài động vật hoang dã. Các loài chim và sinh vật biển đang bị mắc kẹt trong số lượng khẩu trang khổng lồ tràn ngập trong môi trường sống của chúng.
Cây thông Noel được trang trí bằng khẩu trang và nước sát khuẩn Hành khách không đeo khẩu trang khi đi máy bay sẽ bị phạt 3 triệu đồng Muôn kiểu khẩu trang “lạ lùng” mùa dịch

Mất hàng trăm năm để phân hủy

Khẩu trang y tế sử dụng một lần đã được tìm thấy rải rác xung quanh vỉa hè, các con sông và bãi biển trên toàn thế giới kể từ khi các quốc gia bắt đầu bắt đầu sử dụng chúng ở những địa điểm công cộng nhằm ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Nhờ tính tiện dụng và giá thành hợp lý, khẩu trang y tế đã trở thành vật bất ly thân của người dân trong mùa dịch. Tuy nhiên, chính tính chất dùng một lần của chúng lại gây ra những thách thức lớn cho môi trường sống. Sử dụng một lần nhưng những chiếc khẩu trang y tế có thể mất hàng trăm năm để phân huỷ.

Do thiếu ý thức, nhiều người đã vứt khẩu trang khắp nơi. Điều này rất nguy hiểm cho các loài động vật biển. Nếu khẩu trang bị trôi xuống biển thì các loài cá heo, rùa biển sẽ nuốt phải vì ngỡ là thức ăn. Khẩu trang sẽ làm tắc đường hô hấp, tiêu hóa và làm chúng chết vì ngạt thở hoặc đói.

Hơn 1,5 tỷ chiếc khẩu trang y tế đã đổ vào các đại dương trên thế giới vào năm 2020   (Ảnh: OceanAsia)
Hơn 1,5 tỷ chiếc khẩu trang y tế đã đổ vào các đại dương trên thế giới vào năm 2020 (Ảnh: OceanAsia)

Những năm trước, các nhà môi trường đã cảnh báo về mối đe dọa ô nhiễm nhựa đối với đại dương và sinh vật biển. Theo ước tính của Liên hợp quốc, năm 2018 có tới 13 triệu tấn nhựa trôi xuống đại dương mỗi năm. Biển Địa Trung Hải có 570.000 tấn nhựa chảy xuống hàng năm, tương đương với việc đổ 33.800 chai nhựa mỗi phút xuống biển theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên.

Theo thống kê của nhóm môi trường OceansAsia, hơn 1,5 tỷ chiếc khẩu trang y tế đã đổ vào các đại dương trên thế giới vào năm 2020, tạo thêm khoảng 6.200 tấn rác thải nhựa trên biển.

Bà Ashley Fruno thuộc nhóm bảo vệ quyền động vật (PETA) cho biết: “Khẩu trang sẽ không sớm biến mất. Khi chúng ta vứt chúng đi, những vật dụng này có thể gây hại cho môi trường và các loài động vật trên hành tinh”.

Đe dọa các loài động vật hoang dã

Vừa qua, dư luận xôn xao khi hình ảnh chú khỉ đang nhai dây đeo của những chiếc khẩu trang được nhìn thấy trên các ngọn đồi bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia; Hay tại thành phố Chelmsford của Anh, một con mòng biển bị mắc chân vào dây đeo khẩu trang dùng một lần, một tuần sau mới được giải cứu.

“Rõ ràng, chiếc khẩu trang đã ở đó một thời gian và những sợi dây chun đã thắt chặt quanh chân khiến các khớp của con mòng biển bị sưng đau”, thanh tra Adam Jones thuộc Hiệp hội Hoàng gia về Ngăn chặn sự tàn ác với động vật tiết lộ.

Tác động lớn nhất của những chiếc khẩu trang có thể ở trong môi trường nước. Các nhóm bảo vệ môi trường đã báo động về sự “ngập lụt” khẩu trang đã qua sử dụng hay những đôi găng tay cao su và đồ bảo hộ khác đang đổ ra các vùng biển và con sông vốn đã bị ô nhiễm.

Những con khỉ đang gặm chiếc khẩu trang y tế tại Genting Sempah, Malaysia (Ảnh: AFP)
Những con khỉ đang gặm chiếc khẩu trang y tế tại Genting Sempah, Malaysia (Ảnh: AFP)

Hồi tháng 6/2020, các thợ lặn đã tìm thấy hàng chục đồ vật được mô tả là chất thải y tế, vốn được sử dụng để ứng phó với dịch Covid-19. Đó là găng tay, khẩu trang và chai, lọ dung dịch rửa tay dưới biển Địa Trung Hải. Chúng trà trộn với những chiếc cốc và lon sử dụng một lần.

Các nhà bảo tồn môi trường ở Brazil đã tìm thấy một chiếc khẩu trang trong dạ dày một con chim cánh cụt sau khi xác của nó trôi dạt vào bãi biển. Ngoài khơi bờ biển Miami, khẩu trang y tế cũng được tìm thấy trong bụng của một con cá nóc đã chết.

Các nhà vận động của Pháp tìm thấy một con cua chết do bị mắc kẹt trong chiếc khẩu trang trong đầm phá nước mặn gần Địa Trung Hải vào năm ngoái.

George Leonard, trưởng nhóm khoa học của tổ chức phi chính phủ Ocean Conservancy có trụ sở tại Mỹ, cho biết, khẩu trang và găng tay y tế là“vấn đề đặc biệt”đối với các sinh vật biển. “Rác thải nhựa phân hủy trong môi trường sẽ hình thành các hạt nhỏ li ti. Những hạt nhỏ này xâm nhập vào chuỗi thức ăn và tác động đến toàn bộ hệ sinh thái”, ông nói.

Mặc dù, các quốc gia đã có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại khẩu trang vải tái sử dụng nhưng nhiều người vẫn chọn khẩu trang dùng một lần. Các nhà vận động đã kêu gọi mọi người vứt bỏ khẩu trang đã qua sử dụng đúng nơi quy định và cắt dây đeo để giảm nguy cơ các loài động vật bị mắc kẹt. Nhóm OceansAsia cũng kêu gọi Chính phủ các nước tăng tiền phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi và khuyến khích sử dụng những loại khẩu trang có thể giặt sạch để tái sử dụng.

Đọc thêm

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm