Tag

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Văn học 06/10/2023 11:26
aa
TTTĐ - Bài thơ "Thu đã về" vừa ra đời của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh dù vẫn mang nét thu truyền thống nhưng tránh được lối mòn truyền thống để tạo ra nét riêng: Chia ly để gặp gỡ; Xa nhau để yêu nhau!
Trào dâng tình bạn, tình đời Ngát mãi hương quê Hạnh phúc gắn với dòng sông Sức sống từ những cây cầu Một nghề cao quý trong các nghề cao quý!

Nhà thơ Lưu Trọng Lư có một Tiếng thu quá hay: “Em không nghe mùa thu / dưới trăng mờ thổn thức? / Em không nghe rạo rực / hình ảnh kẻ chinh phu / trong lòng người cô phụ?...”. Cái để bài này sống mãi với thời gian là vẽ lên một không gian thu, tình người bâng khuâng rất hợp với cảnh thu, tình thu thuở trước.

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Cảnh và tình hợp vào nhau kết thành hình tượng “con nai vàng ngơ ngác” sẽ làm “ngơ ngác” nhiều thế hệ thi nhân trong những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 - đó là quãng thời gian các văn nghệ sĩ đang dò dẫm “tìm đường” để sống đúng với nghề văn cao đẹp, mà bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, cũng như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư là ví dụ điển hình. Với Thu đã về vừa ra đời của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh dù vẫn mang nét thu truyền thống nhưng tránh được lối mòn truyền thống để tạo ra nét riêng: Chia ly để gặp gỡ; Xa nhau để yêu nhau!

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Thu đã về

Em đã mang Thu đi

Trời Hà thành vần vũ

Mưa trút nước ngập đường

Cây lặng nhìn ủ rũ…

Thu rực vàng nơi đến

Nắng soi hồng má em

Có đám mây sà thấp

Muốn cướp đi Nàng Tiên?!

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Nào biết em đêm đêm

Lúc trở mình thao thức

Có bóng ai thoảng qua

Trong giấc mơ hạnh phúc?

Hà thành nắng bừng lên

Khi máy bay hạ cánh

Thu đã theo em về

Nước Hồ Gươm xanh thắm!

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Một tuần em xa vắng

Dù thấy hình ti vi

Muốn gửi lời sâu lắng

Chỉ trong mơ thầm thì…

Tháng 10/2023

Nguyễn Hồng Vinh

Tác giả đi theo nguyên tắc kiến tạo không gian trong thi pháp trước đó nhưng ở đây là hai không gian của “anh” và “em”. Tuy hai mà một với những nghĩ suy khá tinh tế. “Em” mang mùa Thu đi là hình ảnh vừa hư vừa thực, như cách “xây” một cây cầu nỗi nhớ giữa “anh” và “em”:

Em đã mang Thu đi

Trời Hà thành vần vũ

Mưa trút nước ngập đường

Cây lặng nhìn ủ rũ…

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. “Người buồn” ở đây là “anh”. Không gian ngày mưa “vần vũ” đã buồn, cộng với nỗi xa em nên nỗi buồn nhân đôi. Anh tưởng tượng không gian nơi em đến, đó là một không gian khác hẳn:

Thu rực vàng nơi đến

Nắng soi hồng má em

Có đám mây sà thấp

Muốn cướp đi Nàng Tiên?!

Tại sao không gian lại có sự phũ phàng ấy? Chỉ vì nỗi sợ mất em mà thôi, một người đã đi vào trái tim “anh” như một “Nàng Tiên”. Do vậy, càng yêu đằm thắm, càng sợ mất nhau! Đó là quy luật. Quy luật ấy ở đây được diễn tả qua hình tượng rất tượng hình “Có đám mây sà thấp / Muốn cướp đi Nàng Tiên”. Vì quá yêu mà “anh” tưởng tượng nhiều tình huống có thể diễn ra đang rập rình chiếm trái tim em.

Nào biết em đêm đêm

Lúc trở mình thao thức

Có bóng ai thoảng qua

Trong giấc mơ hạnh phúc?

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Đúng là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “anh” nơi đất Hà thành đang mưa buồn, “em” nơi không gian Thu đang rực rỡ. Cả hai đều “thao thức” về nhau. Tình yêu là dành cho nhau tất cả nỗi nhớ trọn vẹn. Nghĩ về nhau, nhớ về nhau là hạnh phúc. Hỏi tình yêu nào đẹp hơn! Chờ đợi mãi. Em trở về mang theo cả một không gian mới, đó thật sự là “mùa thu” đích thực đã về!

Hà thành nắng bừng lên

Khi máy bay hạ cánh

Thu đã theo em về

Nước Hồ Gươm xanh thắm!

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Chàng trai trong thi phẩm Tập qua hàng của Chế Lan Viên cũng cồn cào nỗi nhớ: “Chỉ một ngày nữa thôi / Em sẽ trở về / Nắng sớm cũng mong / Cây cũng nhớ/ Ngõ cũng chờ / Và bướm cũng thêm màu trên sắc cánh đang bay”. Không gian chỉ hiện lên trong tâm trạng chàng trai, còn không gian trong thơ Nguyễn Hồng Vinh vừa có trong không gian vật lý, vừa có trong tâm tưởng. Mỗi không gian có vẻ đẹp riêng. Trong thơ Hồng Vinh, cả không gian và “em” dường như cụ thể và gần gũi hơn. Em về mang theo niềm vui, thỏa nỗi khát khao chờ đợi! Thế nên khép lại bài thơ là lời “tự thú”:

Một tuần em xa vắng

Dù thấy hình ti vi

Muốn gửi lời sâu lắng

Chỉ trong mơ thầm thì…

Chàng trai (anh) này yêu không “mạnh mẽ” như chàng trai trong thơ Chế Lan Viên. Mà “sâu lắng”, “thầm thì”, muốn giãi bày qua “ý tại ngôn ngoại”. Đấy cũng là một “phong cách” yêu, tùy “cái tôi” mỗi người mà chọn, bởi đều là những “lối” yêu với trăm hương ngàn sắc!

Mùa thu - tình yêu và nỗi nhớ

Đọc thêm

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt Văn hóa

Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt

TTTĐ - Triển lãm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa kết thúc, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp họa sĩ trẻ Nguyên Pastel (Nguyễn Anh Nguyên) giới thiệu tới công chúng dòng tranh phấn dịu dàng.
Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt Văn học

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

TTTĐ - “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” - câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành tựu văn hóa nổi bật của nền văn minh nhân loại.
Xem thêm