Tag

Mỹ Đức tháo gỡ khó khăn, bứt tốc về đích Nông thôn mới

Nông thôn mới 17/08/2021 08:57
aa
TTTĐ - Là huyện cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô, dù còn nhiều khó khăn về địa hình và điều kiện phát triển kinh tế song Mỹ Đức đã nỗ lực thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 16/21 xã đạt chuẩn; 6/9 tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới. Thời gian tới, địa phương sẽ tập trung phát huy những tiềm năng, thế mạnh vốn có để phát triển kinh tế - xã hội, dồn lực cho các xã chưa đạt chuẩn và phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2022.
Những chuyến nông sản đong đầy tình cảm của bà con Mỹ Đức gửi tặng các quận nội thành Xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây): Phát huy nội lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao “Gỡ khó” tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội Nâng cao giá trị nông sản nhờ “gắn sao” OCOP

Khởi đầu khó khăn

Khi mới bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, huyện Mỹ Đức gặp phải rất nhiều khó khăn vì là huyện xa trung tâm, kinh tế chủ yếu vẫn là thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao; Du lịch, dịch vụ chậm đổi mới, tính cạnh tranh yếu. Thu ngân sách đạt thấp, hạ tầng điện, thương mại, kết nối giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới của địa phương.

Thực tế, ở những xã chưa đạt chuẩn Nông thôn mới, các tiêu chí chưa đạt chủ yếu thuộc nhóm hạ tầng cơ sở và khó nhất là tiêu chí trường học do cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp chậm được cải tạo, xây mới vì chưa bố trí được nguồn vốn. Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm cũng trong cảnh tương tự bởi ý thức người dân trong chăn thả, nuôi gia súc, gia cầm đều mang tính tự phát ở tại khu dân cư.

Mỹ Đức tháo gỡ khó khăn, bứt tốc về đích Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm dây chuyền sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiniko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức)

Cùng với đó, nhiều tuyến đường giao thông bị xuống cấp hoặc đang được thi công làm ô nhiễm môi trường, nhiều địa phương hiện chưa có nhà văn hóa trung tâm xã… Đơn cử như xã Lê Thanh hiện có 18/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đạt và 1 tiêu chí chưa đạt là trường học, bởi mới có 1/5 trường đạt trường chuẩn. Hiện huyện và xã đang gấp rút hoàn thành xây dựng trường Tiểu học Lê Thanh A và trường Mầm non Lê Thanh A; còn trường THCS Lê Thanh, Tiểu học Lê Thanh B đã được UBND huyện Mỹ Đức lập phương án xây dựng, sẽ hoàn thành trong năm 2021 với tổng nguồn vốn xây dựng các trường học khoảng 50 tỷ đồng.

Hay như xã Bột Xuyên cũng là một trong các xã của huyện Mỹ Đức nhiều năm qua đã dồn sức phấn đấu về đích xây dựng Nông thôn mới nhưng mới có 16 tiêu chí đạt, còn 3 tiêu chí cơ bản đạt và chưa đạt, chủ yếu là những tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường. Đặc biệt, trong đó một số trường học chưa đạt chuẩn, đang chờ hoàn thành xây dựng trong năm 2021. Để đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, xã Bột Xuyên cần khoảng 70 tỷ đồng đầu tư, trong đó riêng xây dựng trường học cần nhiều kinh phí hơn cả.

Chủ tịch UBND xã Bột Xuyên Trần Xuân Hải chia sẻ, xã Bột Xuyên là một trong những xã nằm xa trung tâm huyện, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc huy động nguồn lực để cùng chính quyền địa phương hoàn thiện tiêu chí Nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, UBND xã đang phải dồn sức hoàn thiện các tiêu chí còn lại để về đích trong năm 2021. Tuy nhiên, tiêu chí khó hiện vẫn là tiêu chí trường học do thiếu kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp…

Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn trong năm 2021

Nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc, đồng thời phát huy kết quả đã đạt được, huyện Mỹ Đức xác định, mục tiêu tiếp theo của địa phương là tiếp tục thực hiện hiệu quả các quy hoạch. Cùng với đó, huyện sẽ tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đầu tư hạ tầng đồng bộ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững, tăng dần tỷ trọng du lịch, dịch vụ.

Đặc biệt, huyện sẽ chú trọng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phấn đấu sớm xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2022, thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, chăm lo an sinh xã hội, tăng chỉ số hạnh phúc, sự hài lòng của người dân.

Mỹ Đức tháo gỡ khó khăn, bứt tốc về đích Nông thôn mới
Trường mầm non xã Đồng Tâm (Mỹ Đức) vừa được bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ công tác giảng dạy

Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều chia sẻ: Mỹ Đức xác định hai lĩnh vực trọng yếu của địa phương là nông nghiệp và du lịch. Trong đó, nông nghiệp là nền tảng, du lịch là mũi nhọn. Do đó, huyện sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, chủ trương đưa các giống lúa, cây trồng năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện sẽ hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với chế biến sản phẩm và xử lý chất thải. Huyện cũng sẽ xây dựng, phát triển thương hiệu, mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản, chuyển đổi mạnh các mô hình kinh tế nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, gắn sản phẩm nông nghiệp vào phục vụ ngành du lịch.

Cùng với định hướng phát triển nông nghiệp, Mỹ Đức tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực để đầu tư phát triển ngành dịch vụ, du lịch trên địa bàn, trong đó, tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại chỗ.

Ngoài nhiệm vụ trên, huyện sẽ chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng cung - cầu hàng hóa; Khuyến khích xã hội hóa nâng cấp hệ thống chợ, đầu tư phát triển các cửa hàng thông minh, siêu thị, mở rộng thị trường thương mại...

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm