Tag

Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô

Nông thôn mới 24/01/2022 09:00
aa
TTTĐ - Với 1.054 sản phẩm OCOP, Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Hiện, thành phố Hà Nội đang xây dựng lộ trình nâng cao giá trị, thương hiệu các sản phẩm OCOP của Thủ đô.
NSƯT Xuân Bắc Livestream “chốt đơn” hơn 3.500 giỏ quà Tết là sản phẩm OCOP NSƯT Xuân Bắc livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam 49 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2021 Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ tiềm năng và thế mạnh của địa phương

Nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với địa danh vùng miền

Xã Ba Trại, huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội) hiện có 471ha trồng chè, trong đó có 40ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Không chỉ có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm chè của hợp tác xã đã được cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích, đánh giá bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Đinh Công Phu, đại diện Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Ba Trại (huyện Ba Vì) cho biết: Mới đây, huyện Ba Vì đã tổ chức đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP của 14 chủ thể (vượt 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra năm 2021).

Các sản phẩm tham gia chủ yếu là nông sản, đồ uống có thế mạnh của huyện như: Sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa bò Ba Vì, mật ong rừng, chè búp khô, bưởi, tương nếp, đồ gỗ mỹ nghệ... Đây là những sản phẩm được huyện Ba Vì lựa chọn kỹ lưỡng, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và câu chuyện sản phẩm hay.

Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô
Tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm chè của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Ba Trại đã được cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích, đánh giá bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung, Chương trình OCOP đã giúp các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của huyện được chuẩn hóa để có chất lượng tốt, mẫu mã bắt mắt hơn. Qua đó, sản phẩm khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc (đơn vị tư vấn cho các chủ thể OCOP của Hà Nội) Vương Thị Kim Thắm, qua đợt đánh giá phân hạng sản phẩm năm 2021, có thể thấy, rất nhiều chủ thể đã ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến... nên sản phẩm có chất lượng rất cao. Điển hình như tại huyện Ba Vì, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì và Công ty cổ phần Sữa Con bò vàng đã có các chứng nhận ISO... nên sản phẩm đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn “4 sao”.

Bà Nguyễn Phi Thanh Vân, lần đầu tiên đưa sản phẩm bún gạo lứt và phở gạo lứt (huyện Hoài Đức) tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP chia sẻ: “Tham gia OCOP, chúng tôi phải bảo đảm 100% nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Quá trình sản xuất không sử dụng phẩm màu, hóa chất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá, công nhận chính là cơ sở pháp lý để tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ “3 sao” trở lên.

Theo kế hoạch, năm 2021 sẽ đánh giá khoảng 400 sản phẩm tuy nhiên đã có 541 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia. Trong đó, các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hà Đông, Đan Phượng, Quốc Oai, Ba Vì... đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Với kết quả như vậy, Hà Nội đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2021.

Mở rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Trong năm 2021 vừa qua, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị mở rộng thêm nhiều điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đơn cử, trên địa bàn huyện Thường Tín, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại chợ Vồi, xã Hà Hồi, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện và các tỉnh, thành phố trong cả nước, như rau củ các loại của Hợp tác xã Hà Hồi; Các sản phẩm gạo, trà, miến, mộc nhĩ…

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Huyện đã có 103 sản phẩm được thành phố đánh giá, công nhận phân hạng sản phẩm OCOP. Việc khảo sát, lựa chọn và khai trương điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm là khâu then chốt trong việc mang lại động lực và quyết tâm giữ vững chất lượng của các chủ thể OCOP.

Song song với việc thực hiện Chương trình OCOP, huyện Thường Tín đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ; Đồng thời, quan tâm tới hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là thương mại điện tử nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí nhận định: Để bảo đảm tính khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thành phố thực hiện đánh giá qua nhiều vòng. Trên cơ sở đánh giá của huyện, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội sẽ đánh giá 2 vòng.

Những sản phẩm đủ minh chứng, đạt tiêu chí theo quy định, Hội đồng OCOP thành phố sẽ tổng hợp báo cáo trình UBND thành phố quyết định kết quả, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP theo quy định... Đối với các sản phẩm tiềm năng "5 sao", thành phố sẽ báo cáo, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quốc gia.

Công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể nâng cao thu nhập; đồng thời phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương và góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng Nông thôn mới. Không chỉ dừng ở việc đánh giá, phân hạng, với các sản phẩm đã được công nhận, thành phố tiếp tục kiểm tra để nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ các chủ thể tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất, lưu thông... từ đó nâng cao chất lượng, mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm OCOP.

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm