Tag

Nâng cao hiệu quả hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết chuỗi

Nông thôn mới 16/10/2023 16:02
aa
TTTĐ - Hà Nội hiện có 132 hợp tác xã nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. 100% hợp tác xã có sản phẩm được chứng nhận OCOP đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, trong việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 có hơn 3.000 hợp tác xã Xây dựng chuỗi liên kết, củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2023 dự kiến diễn ra trong tháng 10 Vinh danh 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc và 63 Hợp tác xã tiêu biểu

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Thường trực Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Tính đến tháng 8/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.170 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động.

Trong đó có 682 hợp tác xã tổng hợp, 387 hợp tác xã trồng trọt, 68 hợp tác xã chăn nuôi, 28 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, 5 hợp tác xã nước sạch. Theo kết quả đánh giá phân loại năm 2022, có 61,02% hợp tác xã hoạt động từ khá trở lên, 38,9% hợp tác xã hoạt động trung bình, yếu.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, đến nay, Hà Nội có 132 hợp tác xã nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. 100% hợp tác xã có sản phẩm được chứng nhận OCOP đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, HACCP. Cơ bản các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã chú trọng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nâng cao hiệu quả hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết chuỗi
Hà Nội có 132 hợp tác xã nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Trong đó có các mô hình hợp tác xã tiêu biểu như: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết, huyện Ứng Hòa; Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý, huyện Đan Phượng; Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng, huyện Đông Anh; Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng, huyện Thanh Trì; Hợp tác xã rau hữu cơ Đồng Phú, huyện Chương Mỹ; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; Hợp tác xã kinh doanh thương mại tổng hợp Dương Liễu, huyện Hoài Đức; Hợp tác xã sản xuất & kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, huyện Gia Lâm…

Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn như năng lực trình độ lãnh đạo hợp tác xã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu bằng kinh nghiệm; Vốn điều lệ của các hợp tác xã nông nghiệp, vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế; Số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chưa phát triển nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn; Sản phẩm chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp là sản phẩm thô chưa qua chế biến…

Đối với việc phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó nổi lên là các chủ thể tham gia OCOP có quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, sức cạnh tranh chưa cao, sản xuất chưa theo hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của thị truờng.

Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố phát triển, ông Nguyễn Văn Chí cũng chỉ ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó tập trung xây dựng và tuyên truyền về các mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu, hiệu quả gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững.

Cùng với đó đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hợp tác xã như, hỗ trợ mô hình khuyến nông đối với hợp tác xã nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ; Hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Kế hoạch số 2085/QĐ-UBND ngày 11/5/2021 của UBND thành phố về ban hành kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 - 2025,…; Căn cứ vào hiệu quả hoạt động của hợp tác xã để có hướng và hình thức hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật của hợp tác xã nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hợp tác xã…

Nâng cao hiệu quả hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết chuỗi
100% hợp tác xã có sản phẩm được chứng nhận OCOP đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, HACCP

Ông Nguyễn Văn Chí cũng cho biết, để phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp, cần thực hiện các giải pháp. Cụ thể là: Cần triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp gắn với chính sách phát triển sản phẩm OCOP để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh liên kết giữa các hợp tác xã hướng tới thành lập Liên hiệp hợp tác xã, liên kết hợp tác xã với doanh nghiệp để tăng quy mô sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa đủ lớn, chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng Thủ đô và xuất khẩu. Đặc biệt, cần tăng cường xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn thương mại điện tử…

Liên quan đến vấn đề này, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu: Trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn chủ động, chủ trì mời các đơn vị liên quan tổ chức chương trình làm việc cụ thể để phối hợp thống nhất giải pháp phối hợp nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã nông nghiệp.

UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới; Các phòng Kinh tế phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan triển khai các kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm OCOP theo định kỳ hằng năm và các nhiệm vụ triển khai theo yêu cầu.

Đối với các hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm OCOP cần chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm; Đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm, chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn (VietGAP, Hữu cơ, GlobGap,…) gắn với truy suất quy trình sản xuất; Ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái. Đặc biệt, cần mở rộng tìm kiếm thị trường và liên kết tiêu thụ để sản xuất theo kế hoạch và đơn đặt hàng.

Đọc thêm

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, song công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu Nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà thành phố Hà Nội giao.
Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch Nông thôn mới

Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch

TTTĐ - Nửa năm qua, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đón hơn 600 nghìn lượt khách tới tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.
Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm Nông thôn mới

Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm

TTTĐ - Ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn số 5108/UBND-KTN gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 9/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về đề nghị công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm