Tag

Ngày Xuân bàn về phong tục dâng sao giải hạn và thờ cúng tổ tiên

Xã hội 23/02/2018 14:21
aa
TTTĐ - Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, nghi thức quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Phong tục này gần như trở thành một thứ tôn giáo, là chuẩn mực đạo đức làm người. Cùng với đó là phong tục dâng sao giải hạn, phát triển rầm rộ vào những ngày đầu xuân. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tại nhiều gia đình Việt Nam, những nghi thức này vẫn có nhiều sai sót, bất cập.

Ngày Xuân bàn về phong tục dâng sao giải hạn và thờ cúng tổ tiên

Nếu đem tiền của để phí phạm vào những việc cúng mặn, đốt vàng mã thì dù có đốt đi trăm ngàn tờ giấy bạc, nhà lầu, xe hơi cũng chỉ vô ích mà thôi

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ra đời từ lâu, bắt nguồn từ niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết. Người Việt Nam cho rằng: linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trên cõi trần. Chết chưa phải là hết. Tuy thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để phù hộ cho con cháu những khi nguy khó, khuyến khích con cháu làm những điều thiện và quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi. Người Việt cũng tin rằng: trần sao âm vậy. Khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng, với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự gắn kết và thờ cúng chính là “cây cầu” để hai thế giới này gặp gỡ.

Vì vậy, phong tục thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của lòng hiếu thảo, “uống nước nhớ nguồn”, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, bồi đắp cái phúc cho mình, nhớ đến cội nguồn của mình, nhớ công đức cao dày của tổ tiên. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Ngày Xuân bàn về phong tục dâng sao giải hạn và thờ cúng tổ tiên

Đốt vàng mã cho người âm


Người Việt rất coi trọng việc cúng giỗ tổ tiên vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật), thường được tính theo âm lịch. Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, bông hoa, nén hương thơm cũng giữ được đạo hiếu.

Tùy theo mỗi nơi và mỗi gia đình, tùy vào điều kiện giàu nghèo mà cách trang trí và sắp đặt bàn thờ có những sự khác biệt. Song về cơ bản, bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu là hương, hoa, trà, quả, thực. Bày thế nào cũng được, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính và đẹp mắt.

Về bát hương, từ trước đến nay có 2 cách thờ: 1 bát hương hoặc 3 bát hương. Không ai thờ 2 bát. Bát hương thứ nhất, ở giữa, cao nhất, thờ thần linh thổ địa, trông coi đất đai nhà mình. Bát hương thứ 2, bên tay phải là thờ gia tiên: cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, cô dì chú bác hai bên nội, ngoại. Bát hương thứ 3 là thờ bà cô, ông mãnh, những người chết trẻ, chết non, chết yểu, chưa lập gia đình. Người Việt cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng cùng bát hương với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng một bát hương. Bát hương này thường đặt thấp hơn bát hương tổ tiên một bậc.

Ba bát hương tạo ra sự cân đối trên bàn thờ. Song cũng có những gia đình thờ đến 5 bát: gia tiên bên nội, gia tiên bên ngoại, bà cô ông mãnh bên nội, bà cô ông mãnh bên ngoại, và quan thần linh thổ địa. Ta không nên tách rời như thế vì bàn thờ nhiều bát hương quá. Tuy nhiên, thế giới tâm linh muôn hình muôn vẻ, áp dụng trực tiếp theo từng vùng miền. Ví như ở miền Nam, người ta chỉ thờ 1 bát hương. Họ thờ ông thổ công thổ địa ở dưới bếp. Thờ gia tiên chỉ thờ 1 bát. Bà cô ông mãnh cũng nằm trong gia tiên nhà mình. Có điều, khác nhau về hệ thống thờ cúng nhưng tâm linh người Việt ta bao giờ cũng đồng nhất: uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công đức của tổ tiên.

Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5…, tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6... Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn rơi xuống đồ lễ vật có thể gây gây hỏa hoạn. Tuy nhiên, theo tôi, hàng ngày chúng ta không nên thắp nhiều hương. Nên thắp hương vòng. Vì nếu thắp hương nén, khói hương nghi ngút, gây ô nhiễm bởi hương xạ bây giờ toàn hóa chất.

Tục lệ đốt vàng mã, cúng mặn vào những dịp giỗ Tết đã có từ lâu đời, bén rễ và ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam. Nhiều người cho tục lệ đó là một trong những nét đẹp văn hoá của phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày cúng giỗ tổ tiên, đều phải có một mâm cỗ mặn và ít nhất vài bó tiền vàng để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc ở cõi âm.

Trước hết, tôi phải nói rằng: tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay từ thời nhà Hán, mỗi khi mai táng người chết, họ đều chôn theo tiền giấy. Bởi vì, người Trung Quốc từ xưa đến nay đều cho rằng: con người sau khi chết đều trở thành quỷ “Nhân sở quy vi quỷ”, và thế giới của quỷ cũng giống trên dương gian, chỉ là vì âm dương cách biệt mà thôi. Vì vậy, họ cho rằng quỷ cũng cần phải sinh hoạt , và cũng cần phải dùng đến tiền, cho nên khi mai táng, họ đã chôn theo tài sản tiền bạc cho người đã tạ thế. Về sau, có nhiều người cảm thấy dùng tiền thật để mai táng quả là đáng tiếc, nên đã dùng giấy giả làm như tiền thật, đốt cho ma quỷ dùng.

Phong tục này du nhập vào Việt Nam. Rất nhiều người Việt Nam cho rằng: đem dâng cúng, đốt tiền vàng mã, các loại đồ dùng sinh hoạt mã như nhà, ngựa, xe, ti vi, tủ lạnh.., thì ông bà, tổ tiên sẽ thọ dụng được. Tôi cho rằng: đốt vàng mã không có lợi ích gì hết, không nên đốt, chỉ tốn tiền thôi. Vì trước hết, khi đốt, cái tro cũng trở lại với mình, làm sao mà tiêu được. Thứ nữa, đa số người ta đốt vì tâm lý bắt chước làm theo, không làm thì cảm thấy bất an. Cho nên có nhiều người không ngại ngần bỏ ra nhiều tiền mua cả một sân vàng mã đốt cho người chết. Họ nghĩ đốt nhiều thì người chết có nhiều tiền, được ăn sung mặc sướng. Tôi xin nói thật: điều đó hoàn toàn vô ích, chỉ làm giàu cho người sản xuất vàng mã thôi.

Vậy người chết cần gì ở cõi âm? Họ chỉ cần phước đức thôi. Có phước đức, họ mới sớm được siêu thoát về cõi lành. Nếu người nào đó, lúc còn sống, làm nhiều điều phước thiện thì chắc chắn khi chết, họ sẽ sớm được vãng sinh về cõi tốt lành để hưởng phước. Còn nếu người nào lúc sống mà làm nhiều việc ác thì khi chết, họ sẽ bị đọa vào cõi ác để thọ nhận quả báo chịu khổ. Nếu có người thân ở cõi trần trợ giúp như tụng Kinh siêu độ, bố thí cúng dường trai Tăng, bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, cúng chùa, ấn tống Kinh sách…, rồi hồi hướng công đức cho người mất thì họ sẽ được hưởng một phần, nhờ đó mà họ sớm được đầu thai, chuyển nghiệp. Còn nếu người vô phước, khi chết đi, con cháu trên trần gian làm heo, giết gà, vịt… linh đình để cúng tế thì vô tình, họ lại gửi thêm nghiệp ác cho người mất, khiến họ sớm tái sinh vào cõi ác. Do đó, nếu chúng ta thương người mất thì hãy làm đồ chay tiến cúng, tụng kinh niệm Phật, làm việc phước hồi hướng cho họ. Làm lễ cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ.. Nhờ vào sức lực của chính chúng ta, tụng kinh để giải nghiệp. Có vậy, mới siêu thoát được. Phật giáo chủ trương nhân quả luân hồi và tất cả đều do nơi lòng chí thành mà có cảm ứng, nếu như tâm nguyện chí thành rồi thì không cần phải dùng đến những việc như đốt sớ và giấy tiền vàng bạc. Nếu đem tiền của để phí phạm vào những việc này thì dù có đốt đi trăm ngàn tờ giấy bạc, nhà lầu, xe hơi cũng chỉ vô ích mà thôi.

Đức Phật không phải là vị thần linh. Ngài chưa bao giờ nói hay dạy đệ tử về nghi thức cúng dâng sao giải hạn.

Bây giờ là tháng Giêng - mùa của cúng bái, cầu xin, mùa của dâng sao, giải hạn. Đến chùa nào cũng thấy cảnh khói hương nghi ngút, nườm nượp dòng người chen lấn, xô đẩy, xì xụp khấn vái. Nhìn mặt ai cũng thấy căng thẳng, lo âu, sợ hãi. Thật khó tìm được chút thanh tịnh chốn thiền môn.

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng Đức Phật là ai, mỗi khi lên chùa, nhìn thấy tượng Phật, tôi cứ thấy sờ sợ, rờn rợn, đến độ, nhỡ có ho khan, hắt hơi một tiếng, cũng sợ Phật quở phạt. Bây giờ, khi hiểu đúng Đức Phật là ai, tôi thấy Phật thật gần gũi, kính yêu như cha mình, mẹ mình, gần gũi đến độ mỗi khi mệt mỏi, tôi muốn gục đầu vào tay Phật, vùi đầu vào lòng Phật.


Ngày Xuân bàn về phong tục dâng sao giải hạn và thờ cúng tổ tiên
Phong tục dâng sao giải hạn phát triển rầm rộ vào những ngày đầu xuân

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng Đức Phật là ai, cứ tưởng Đức Phật là vị thần linh có phép thuật muôn màu, mỗi tháng 2 lần, vào ngày rằm và mồng một, dù bận rộn đến đâu, tôi cũng phải gắng lên chùa lễ Phật. Dâng lên bàn thờ Phật chút “lễ bạc” mà “tâm thành” của tôi cầu xin Ngài đủ thứ: nào sức khỏe, nào bạc tiền, nào công dành, nào ái tình.... Sau này, khi hiểu đúng Đức Phật là ai, Đức Phật không phải là đấng thần linh tối thượng có muôn ngàn phép thuật, khi nào thật rảnh rỗi, thảnh thơi, tôi mới lên chùa. Dâng lên bàn thờ Tam bảo một nén hương thơm, tôi cũng dâng lên ngài hương của Định, hương của Tâm, hương của Tuệ... do tôi tự chế tác.

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng về luật nhân quả của đạo Phật, cứ đầu năm là tôi lại tất tả rước các thầy đến nhà làm lễ dâng sao, giải hạn. Vàng mã đốt đùng đùng. Tâm chưa yên, tôi còn táo tác tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng về cúng sao giải hạn, chen lấn, xô đẩy trong biển người nườm nượp, những mong các sư thầy giải trừ hết vận đen. Sau này, khi tôi biết, Tam tạng kinh điển Phật giáo không hề đề cập đến việc cúng sao giải hạn, Đức Phật cũng chưa hề dạy đệ tử về việc này. Ngài chỉ dạy rằng: tất cả HỌA và PHÚC đều là do NHÂN QUẢ mà thành. Bởi vậy, muốn biết quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang có. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Thành công hay thất bại không do ai ban phát mà do chính chúng ta tạo nên. Tất cả đều bắt nguồn từ thân, khẩu và ý. Nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ ra quả xấu. Nhân duyên lành sẽ trổ quả tốt. Từ bấy, tôi luôn tích cực thực hành chánh niệm để mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm... không gây những khổ đau, tủi hờn, bạo động cho mình, cho người mà chỉ mang đến những hiểu biết và thương yêu, nhờ đó, tâm mình an, tâm mình lạc.

Cầu mong ai cũng có một vị Phật vững chãi trong Tâm để quay trở về “hải đảo tự thân”, nương tựa vào chính mình, để không phải hớt hải, hoang mang, chen lấn, xô đẩy, giao tính mạng mình, tương lại của mình vào một thế giới huyền bí, xa xăm nào đó.

Cầu mong cho tất cả mọi người tâm luôn an để thế giới an, tâm luôn bình để thế giới bình.

Tin liên quan

Đọc thêm

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt? Môi trường

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

TTTĐ - Sáng 17/5, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí Môi trường và Cuộc sống với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo” Đô thị

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”

TTTĐ - Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.
Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn Môi trường

Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập đề án xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó nêu rõ mối liên hệ của Hà Nội với 10 tỉnh, TP trong vùng về phát thải phương tiện giao thông, bụi mịn PM 0,25.
Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng Muôn mặt cuộc sống

Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5.000 tại xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga Muôn mặt cuộc sống

Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga

Ngày 16/5, tại Quảng trường Cung điện ở thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ sách quốc tế Saint Petersburg lần thứ 19 nhân kỷ niệm 225 năm ngày sinh Đại thi hào Alexander Pushkin và Năm Gia đình tại Liên bang Nga. Báo Nhân Dân lần đầu tiên tham gia sự kiện với gian trưng bày sách, báo nổi bật và để lại nhiều dấu ấn.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung Muôn mặt cuộc sống

Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung

TTTĐ - Loài chim quý có tên là quắm đen được phát hiện tại khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế). Đây là lần đầu ghi nhận loài chim quắm đen, loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam ở khu vực miền Trung.
Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp Muôn mặt cuộc sống

Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1444/UBND-KSTTHC về công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 4/2024.
“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh Môi trường

“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa giới thiệu Dự án “Kỹ năng về khí hậu - Hạt giống cho chuyển đổi xanh" tại Việt Nam. Đây là chương trình toàn cầu của Hội đồng Anh phối hợp cùng người trẻ để “gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh từ nền kinh tế carbon cao sang nền kinh tế carbon thấp. Chương trình được Hội đồng Anh phối hợp cùng Ngân hàng HSBC thực hiện và Việt Nam là một trong năm quốc gia tham gia vào chương trình bên cạnh Brazil, Mexico, Ấn Độ và Indonesia.
Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Sáng 16/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi đối thoại giao lưu trực tuyến truyền thông chính sách chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.
Xem thêm