Tag

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng giữ gìn tinh hoa mĩ nghệ ngàn năm

Người Hà Nội 26/12/2023 10:59
aa
TTTĐ - Hơn 50 năm gắn bó với nghề điêu khắc tượng Phật và chế tác đồ thờ, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng (làng Sơn Đồng, Hoài Đức), mang trong mình sứ mệnh lưu giữ một nếp nghề trân quý, một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Nghệ nhân làng Ước Lễ đưa thương hiệu giò chả vươn xa Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể Tesla Cybertruck bằng gỗ của nghệ nhân Việt thu hút thế giới

“Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh”

Vừa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng, chúng tôi đã nghe được bản nhạc đặc trưng của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng - sự kết tinh từ thanh âm lách cách của tiếng đục đẽo và chạm khắc gỗ, hòa cùng tiếng cưa xẻ, mài giũa đều đặn và nhịp nhàng vang lên.

Sản phẩm của nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng  (Ảnh: Khánh Phương)
Sản phẩm của nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)

Nguyễn Viết Hồng là một nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề Sơn Đồng. Ông đến với nghề bởi sự say mê, tự mày mò tìm hiểu về tâm linh chứ không học qua bất kỳ một ai. Nhiều năm trôi qua, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa Việt Nam trong nghệ thuật điêu khắc của làng nghề.

Tại cơ sở sản xuất đồ thờ mang tên Nguyễn Viết Hồng, các nghệ nhân luôn cẩn thận và nhiệt huyết trong việc “thổi hồn” vào từng sản phẩm mỹ nghệ của dòng họ và giới thiệu, quảng bá với bạn bè quốc tế như một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam…

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ niềm đam mê với nghề (Ảnh: Khánh Phương)
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ niềm đam mê với nghề (Ảnh: Khánh Phương)

Bằng bàn tay và khối óc tài hoa, cùng quan niệm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã dành hơn 50 năm gắn bó với nghề tạc tượng để làm giàu, làm đẹp cho quê hương xứ sở.

Nghề tạc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ làng Sơn Đồng có sự phát triển và nổi tiếng như ngày nay, phần lớn là nhờ công lao của những nghệ nhân vẫn miệt mài tìm tòi, nghiên cứu và không ngừng sáng tạo bao lâu nay nghề truyền thống của cha ông truyền lại. Một tác phẩm tượng hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp.

Sơn son thếp vàng tại làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)
Sơn son thếp vàng tại làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)

Khâu đầu tiên là chọn gỗ, chủ yếu là gỗ mít, đây là loại gỗ “thiêng”, rất thích hợp làm các loại đồ thờ cúng. Tiếp đó, người thợ sẽ đánh giấy ráp để cho gỗ mịn, vẽ hình và đục tạo hình. Khâu này được coi là quan trọng nhất, cũng là khâu khó nhằn nhất trong cả quá trình, đòi hỏi tay nghề khéo léo và sự tỉ mỉ, cẩn thận.

Khâu cuối cùng chính là sơn son thếp vàng với 12 lớp sơn khác nhau, yêu cầu người thợ canh thời gian chuẩn để sơn kỹ lưỡng, sơn xong phải mài tượng bằng đá và nước. Tượng phẳng nhẵn rồi thì phủ lớp sơn cầm thếp lên, chờ cho sơn se lại, thì dán lên bề mặt tượng những miếng bạc hoặc vàng quỳ, tùy theo yêu cầu của quý khách. Các sản phẩm gỗ thếp vàng lại tiếp tục trải qua 14 công đoạn: Đập bóc giấy, lướt quỳ mới, đập giấy vỡ, cắt dòng nong quỳ… mới thật sự hoàn thiện.

Tạc tượng từ “tâm”

Theo nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng, tất cả các khâu đều vô cùng quan trọng, chỉ một khâu sai sót sẽ làm hỏng cả tác phẩm.

Nặng tình với nghề truyền thống thiêng liêng này từ thuở còn thơ bé, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ: “Để tạo nên những sản phẩm thờ cúng tinh khôi, kỳ công, một đôi bàn tay tài hoa thôi chưa đủ, người thợ Sơn Đồng còn phải có phẩm hạnh, hay được biết đến là tam “tâm”: Tâm đức, tâm hồn và tâm linh.

Không ngoài sự yêu nghề và sự kính trọng, niềm tự hào khi được làm những sản phẩm thờ cúng, bên cạnh đó, mỗi nghệ nhân phải lĩnh hội được cội nguồn sâu xa của nhân vật, thấu hiểu phẩm chất của các vị Phật, vị Thánh... để từ đó đặt một niềm tin, thái độ thành tâm, cung kính nhất trong từng sản phẩm của mình tạo ra”.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng hoàn thiện tác phẩm (Ảnh: Khánh Phương)
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng hoàn thiện tác phẩm (Ảnh: Khánh Phương)

Với mong muốn tạo ra các giá trị văn hóa có thể lưu truyền ngàn đời, bản thân ông Hồng luôn tâm huyết truyền “lửa nghề” cho vô số lứa học viên. Có người đã trở thành nghệ nhân, người là chủ cơ sở sản xuất, có người lại quyết định theo phụ giúp công việc cho ông. Với những người nghệ nhân tại đây, việc làm nghề không chỉ đơn thuần là một công việc để kiếm sống mà họ còn tìm được niềm vui và tình yêu khi gắn bó với nó.

Để sản phẩm của Sơn Đồng vươn xa, khi được hỏi về cách thức quảng bá sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã nhận định: “Hiện nay công nghệ - thông tin phát triển mạnh mẽ, giới trẻ mang sản phẩm lên các trang mạng, trang báo để quảng cáo nhưng riêng tôi thì không. “Hữu xạ tự nhiên hương”, mình làm lâu năm tạo nên cái tiếng tăm nhất định, chứ không có một trang mạng nào quảng cáo. Từ xưa đến nay, tự người ta tìm đến, đó là cái duyên, và mình làm tốt thì dường như có một yếu tố gì đó tâm linh, tự khắc người ta đến”.

Cũng theo lời ông, các sản phẩm tượng Phật, đồ thờ Sơn Đồng nổi tiếng cả trong và ngoài nước, tuy nhiên tạc tượng và đồ thờ cúng thuộc về nét văn hóa đặc trưng của người phương Đông, người nước ngoài đến Việt Nam tham quan thường chỉ mua những pho tượng nhỏ làm kỷ niệm. Chiếm phần lớn là lượng tiêu thụ trong nước về tượng, đồ thờ cúng sơn son thếp vàng, thếp bạc, phủ màu hoàng kim, phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân, đối tượng trải dài khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngoài ra, Việt kiều sinh sống tại nước ngoài về quê đặt hàng, mang sang Mỹ, Úc, Nga, Canada… để trang hoàng, xây chùa, đền, phủ… Đồng thời, không ít khách hàng quốc tế biết đến và ưa chuộng nét đẹp truyền thống này của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia có nền Phật giáo phát triển.

Thế hệ trẻ làng Sơn Đồng hiện nay đã năng động áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tin, gắn việc giữ gìn nét văn hóa, bản sắc làng nghề từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển thị trường, không ngừng đưa thương hiệu của làng đi xa. Giờ đây, sản phẩm của Sơn Đồng đã có mặt ở các quốc gia Anh, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga...

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm