Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)
Lễ hội Đường sách Tết 2023 đón 585.000 lượt người đến tham quan, mua sách |
Cứ sau mỗi dịp tết Nguyên Đán, nhiều làng xã ở ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức các lễ hội dân gian, mang đậm chất truyền thống, vừa ấn tượng thú vị, vừa thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi tham gia.
Một trong những lễ hội nổi bật ở huyện Quốc Oai, Hà Nội sau dịp Tết Nguyên Đán chính là Hội Tân Phú. Tân Phú là xã thuộc huyện Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội, nơi đây thường diễn ra hội làng vào mùng 4, 5, 6 sau Tết.
Tại xã Tân Phú có ba thôn, thôn Phú Hạng, Hạ Hòa và Yên Quán, tại mỗi thôn lại tổ chức một lễ hội khác nhau và được diễn ra cùng một thời điểm.
![]() |
Hội thu hút đông đảo người dân tham gia |
Tùy theo tình hình các năm và phong tục thì cứ 2 - 4 năm sẽ diễn ra rước kiệu vào mùng 5 và mùng 6 của lễ hội. Hai năm trước do tình hình dịch bệnh nên các thôn đều phải trì hoãn việc tổ chức lễ hội.
![]() |
Thanh niên trai tráng trong làng xung phong rước kiệu |
Năm 2023 các thôn đều tổ chức hoành tráng và thu hút được đông đảo từ người dân địa phương cho đến quan khách đến tham gia.
![]() |
Lễ rước kiệu của hội làng |
Trở lại với lễ hội năm nay, ai cũng háo hức, đón chờ những hoạt động vô cùng độc đáo, mới lạ như rước kiệu, đấu vật hay đá bóng. Không chỉ có các trò chơi dân gian, lễ hội còn nhiều hàng quán, khu vui chơi bắt mắt cho trẻ nhỏ.
![]() |
Trong đó, hoạt động rước kiệu chính là phần được mong chờ nhất, người dân địa phương sẽ chuẩn bị các kiệu với đủ màu sắc rực rỡ của mâm ngũ quả, đồ cúng, thờ, bánh và hoa sau đó được buộc chặt để tránh rơi ra trong quá trình rước quanh làng.
![]() |
Nhiều thành niên trai tráng trong độ tuổi 17, 18, 19, 20 sẽ đăng ký tham gia khênh kiệu, rước quanh làng, ấn tượng hơn còn có cả hoạt động rước kiệu dưới nước, vô cùng bắt mắt và thú vị.
Người dân và quan khách thường sẽ chạy theo kiểu để xem rước, reo hò và cổ vũ, tạo thêm động lực và nhiệt huyết cho những thanh niên rước kiệu.
![]() |
Trước và sau khi rước, các bậc cha ông lớn tuổi trong làng cùng các thành niên sẽ vào đình, thờ thần, thờ thánh, xin phép được rước kiệu.
Tất cả hoạt động này đều được diễn ra bài bản, đồng thời thu hút đông đảo bà con, người dân trong làng xã và nhiều dân địa phương xung quanh.
![]() |
Trở lại sau 2 năm dịch COVID-19, người dân vẫn có ý thức trong việc đeo khẩu trang, tuy nhiên, vì là lễ hội nên sẽ không thể tránh được đông người và chen chúc nhau.
Anh Nguyễn Văn Tùng (Hạ Hòa, Tân Phú) cho biết: “Sau 2 năm dịch bệnh, lễ hội năm nay thú hút được rất nhiều người tham gia, mọi người đều háo hức, đón chờ các hoạt động, đặc biệt là rước kiệu. Không chỉ có thanh niên trai tráng, các cô chú, ông bà lớn tuổi cũng vô cùng mong đợi lễ hội này”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"
