Tag

Người lao động miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương

Phóng sự 10/01/2021 11:04
aa
TTTĐ - Những ngày này, nhiệt độ ở Hà Nội xuống thấp nhất từ đầu mùa, chạm ngưỡng 7 độ C nhưng nhiều người lao động nghèo vẫn miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương với niềm hy vọng có một cái Tết ấm no hơn dù kinh tế năm nay vô cùng khó khăn.
Cần xử lý nghiêm các đơn vị nợ BHXH để bảo vệ quyền lợi người lao động Hàng trăm cơ hội hấp dẫn cho người lao động Hoàn tất chi trả hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

Hôm nay, rét đậm rét hại tràn khắp miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp 7 - 10 độ C. Thế nhưng, đi quanh phố phường Hà Nội, chúng tôi vẫn gặp rất nhiều người lao động tự do làm đủ các nghề khác nhau miệt mài, co cụm trong cái lạnh thấu xương để mưu sinh. Ngặt thêm nữa, giữa trời lạnh giá, người dân cũng hạn chế ra đường nên việc buôn bán cũng “ế ẩm”. Nhiều người lao động chia sẻ, họ không thể ngồi nhà mà vẫn phải ra đường nỗ lực để có một cái Tết ấm no hơn.

Đêm dần khuya, trong tiết trời giá rét, đường phố đã vắng người nhưng tải ngô của anh Ninh Văn Báo, 40 tuổi, bán ngô ở hồ Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội vẫn còn đầy ắp. Anh Báo tâm sự: “Tôi đi làm bảo vệ từ 6h sáng cho đến 6h tối. Lương không đủ sống nên tối nào tôi cũng ngồi bán ngô đến 11h đêm để có thêm thu nhập. Mỗi đêm như vậy tôi lãi được khoảng 200 nghìn đồng”.

Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương
Anh Ninh Văn Báo, 40 tuổi ngồi bán ngô mỗi tối từ 6h đến 11h giờ đêm
Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương
Dù trời lạnh nhưng những nhân viên chắn gác tàu vẫn miệt mài với công việc của mình

Trời lạnh, giữa phố phường Hà Nội rất nhiều những đống lửa được nhóm lên. Trong lúc chờ khách, nhiều anh em xe ôm, chạy Grab cạnh bến xe Nước Ngầm tranh thủ sưởi ấm.

Một thanh niên 35 tuổi chia sẻ: “Trời lạnh, khách ít. Không chạy xe đứng đây lạnh lắm. Mấy anh em rủ nhau đốt tạm đống lửa lên, chờ lúc nào có khách thì đi. Đợt này rét quá, thu nhập giảm tới 1/3 so với bình thường nhưng không đi ở nhà cũng chẳng biết làm gì, lại không có tiền nên phải cố thôi”.

Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương
Trong lúc chờ khách, những người lái xe ôm tranh thủ đốt lửa sưởi ấm giữa cái lạnh thấu xương của Hà Nội
Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương

Đã 6h chiều nhưng lượng hoa của chị Hà trên đường Ngọc Hồi vẫn còn hơn một nửa. Chị bảo, mặc nhiều áo mà vẫn rét lắm, chỉ mong bán hết sớm để được về nhà

Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương
Người phụ nữ đang vội vã cột chỗ "đồng nát" mua được để bán cho cửa hàng thu mua để kịp về giờ cơm tối
Người lao động ở Hà Nội miệt mài mưu sinh trong cái lạnh thấu xương
Không có khách hàng nào dừng lại mua vé số vì dường như ai cũng cố gắng vội vã để trở về nhà, người phụ nữ này vẫn cố gắng ngồi thêm chút nữa mong bán thêm được một vài chiếc vé số

Đêm nay, theo dự báo là những ngày rét nhất trong đợt không khí lạnh này. Thế nhưng, văng vẳng trong đêm, tiếng rao bán bánh mì, bánh khúc nóng lanh lảnh hòa vào mùi khói đốt củi của anh bán ngô nướng... khiến đêm đông vốn đã ảm đạm lại thêm phần hoang hoải. Dẫu vậy, những âm thanh, hình ảnh ấy vẫn đều đều xuất hiện mỗi đêm, mặc ngoài trời đêm khuya lạnh buốt, chỉ bởi một lẽ thường: "Mong cho cuộc sống ấm no hơn".

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm