Tag

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Người Hà Nội 13/10/2023 11:41
aa
TTTĐ - Qua 4 năm TP Hà Nội thí điểm và triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các địa phương đã có những cách làm, kinh nghiệm hay, sáng tạo trong triển khai. Nhờ đó, nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học Hà Nội chấn chỉnh sai phạm về dạy liên kết, văn hóa ứng xử trong trường học Hiệu quả từ thực hiện các quy tắc ứng xử gắn với di tích lịch sử

88% gia đình Thủ đô đạt danh hiệu Gia đình văn hóa

Sáng 13/10, tại quận Long Biên, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, Hội Người cao tuổi Hà Nội cùng các đơn vị đồng hành tổ chức tọa đàm “Cách làm và kinh nghiệm hay trong thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Tham dự chương trình có ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; Anh Đào Đức Việt, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Bà Đinh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cùng đại diện Hội Người cao tuổi, các quận, huyện, thị trấn, phường…

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết, ngày 29/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 11/CT-TTg về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

Năm 2019, Hà Nội là một trong 12 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Bước đầu, TP Hà Nội chọn phường Khương Trung, quận Thanh Xuân và xã Phú Cường, huyện Ba Vì để triển khai thực hiện.

Năm 2021, TP Hà Nội chọn thí điểm thực hiện thêm tại 5 xã, phường, thị trấn của 5 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất.

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu đề dẫn

Qua thời gian thí điểm và nhân rộng từ năm 2022, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được các cấp, ngành triển khai thực hiện gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Đăng ký, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa tại cơ sở, phù hợp với đời sống văn minh đô thị.

Kết quả, năm 2022, tổng số hộ gia đình toàn TP là 2.090.892, trong đó có 88% đạt danh hiệu gia đình văn hóa (tăng 0.5% so với năm 2019); Có 63% làng văn hóa (tăng 2% so với năm 2019); 72,5% tổ dân phố văn hóa (tăng 1% so với năm 2019).

Sự vào cuộc của các đoàn thể, cấp hội, nhà trường

Theo đánh giá của bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, qua 4 năm thí điểm, các đơn vị, địa phương quận, huyện, thị trấn và cơ sở đã có những cách làm, kinh nghiệm hay, sáng tạo.

Với tham luận Một số biện pháp giáo dục thiếu nhi tìm hiểu và thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, cô giáo Ngô Minh Hường, Tổng phụ trách Đội - Liên đội trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, cho hay, việc giáo dục ứng xử, lối sống phải bắt đầu từ thế hệ trẻ, đặc biệt từ lứa tuổi thiếu nhi.

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì tọa đàm

Bản thân cô Ngô Minh Hường đã áp dụng một số biện pháp hiệu quả như lồng ghép tiêu chí văn hóa ứng xử trong gia đình vào chương trình giảng dạy. Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần theo chuyên đề “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”, các thiếu nhi đều được giáo dục lối sống yêu thương, trách nhiệm.

Bên cạnh đó, cô Hường cũng tăng cường tổ chức buổi giao lưu, thảo luận và nhóm tranh luận; Sử dụng mô phỏng hoặc trò chơi đóng vai để giúp thiếu nhi hiểu rõ hơn về các tình huống giao tiếp và ứng xử trong gia đình.

“Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, các thầy cô giáo đã tổ chức giao lưu trực truyến với thiếu nhi thông qua nền tảng Zoom. Tại buổi giao lưu, các em được khuyến khích chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm khi có bố hoặc mẹ phải vắng nhà do tham gia công tác phòng dịch.

Các thiếu nhi đã biết thêm những cách thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn, sự quan tâm đến ông bà, bố mẹ không chỉ qua lời nói mà còn thông qua những hành động cụ thể…”, cô Hường chia sẻ.

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Ông Nguyễn Văn Đức, Tổ dân phố số 13, phường Bồ Đề, quận Long Biên, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Đánh giá cao vai trò gương mẫu của người cao tuổi trong gia đình, ông Nguyễn Văn Đức, Tổ dân phố số 13, phường Bồ Đề, quận Long Biên, cho biết, sự yêu thương, đoàn kết trong đình là vô cùng cùng cần thiết. Gia đình ông với 12 người, 3 thế hệ, trong đó có 8 người trong một mái nhà tại phường Bồ Đề chung sống hạnh phúc nhiều năm qua nhờ phương châm người lớn phải gương mẫu.

“Bắt đầu là những câu chuyện nhỏ với con trẻ, tiếp đến là những bữa cơm, khi có cả cả người lớn tề tựu, các hoạt động tập trung dịp lễ, Tết, kỷ niệm, sinh nhật... chúng tôi đều lồng ghép, nói chuyện về việc ứng xử, về sự tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và sẻ chia.

Có khi xem thời sự, đọc báo thấy những sự việc có liên quan đến nội dung này, gia đình tôi cũng sôi nổi bàn luận, đưa ra quan điểm, cái nhìn nhất định, từ đó rút kinh nghiệm, nhắc nhở con cháu cùng thực hiện, để từng bước điều chỉnh thái độ, cách ứng xử hài hòa và đúng mực hơn. Nếu chưa phù hợp, chúng tôi nhắc nhở, chấn chỉnh ngay, khi phù hợp chúng tôi động viên, khen ngợi”, ông Đức chia sẻ.

Vai trò của người cao tuổi trong thực hiện bộ tiêu chí ứng xử gia đình còn thể hiện qua các phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, “Người cao tuổi nêu gương sáng, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình tứ đại đồng đường”, “Gia đình văn minh, hạnh phúc”, “Gia đình, dòng họ khuyến học”… Từ đây, trên địa bàn TP đã có nhiều gia đình đã lan tỏa được lối sống mẫu mực.

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Phó Bí thư Thường trực Quận đoàn Cầu Giấy Hoàng Văn Sướng trình bày tham luận

Chẳng hạn, gia đình cựu giáo chức Nguyễn Trà, phường Phương Liên, quận Đống Đa, là tấm gương tiêu biểu hiện nay của dòng họ hiếu học danh tiếng đã có bề dày 600 năm sống tại kinh thành Thăng Long. Ông Nguyễn Trà là anh cả trong gia đình 10 anh, chị, em và cũng là “đầu tàu” gương mẫu về tinh thần hiếu học cho các em, các con, cháu, chắt noi theo. Dù đã trên 90 tuổi nhưng ông Nguyễn Trà vẫn miệt mài với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài cho thế hệ tương lai; Hay gia đình bà Đỗ Thị Dụ, phố Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông với 4 thế hệ, 39 thành viên chung sống thuận hòa, luôn năng nổ cùng việc làng, việc xóm…

Đổi mới tuyên truyền, nâng cao chất lượng bình xét danh hiệu gia đình văn hóa

Đại diện của Hội LHPN huyện Gia Lâm chia sẻ về việc đề cao vai trò của phụ nữ và đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, đồng thời đề nghị cần tiếp tục phát huy cách làm này. Thông qua kinh nghiệm thực tế, vào các ngày: Quốc tế Hạnh phúc (20/3); Gia đình Việt Nam (28/6); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình…, Hội Phụ nữ huyện Gia Lâm đều lồng ghép tuyên truyền, lan tỏa người tốt, việc tốt và nhận thấy cách làm này tạo ra hiệu ứng theo dõi cao trong thời đại số.

Đề cao vai trò của thanh niên, anh Hoàng Văn Sướng, Phó Bí thư Thường trực Quận đoàn Cầu Giấy cho biết, các cấp bộ Đoàn quận Cầu Giấy hướng đến vận động gia đình trẻ thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố; Xây dựng các mô hình câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” tại các khu dân cư, duy trì hiệu quả các câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”, thực hiện các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc”, “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”...

Nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Toàn cảnh Tọa đàm

Kết luận tọa đàm, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định vai trò gia đình là tế bào của xã hội. Với vị thế là trung tâm của cả nước, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp của TP Hà Nội luôn coi trọng công tác gia đình.

Thành ủy Hà Nội đưa công tác xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ mới là nội dung quan trọng trong thực hiện các chương trình công tác toàn khóa, đặc biệt là Chương trình 06-CTr/TU về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình 08-CTr/TU về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII.

Ngày 28/01/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

Nội dung chính của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gồm 5 nhóm tiêu chí:

1. Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ

2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình

3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương

4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép

5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ

“Đặc biệt, Hà Nội là địa phương tiên phong thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Dù là siêu đô thị nhưng thành phố vẫn giữ được mô hình gia đình truyền thống. Tại những gia đình trẻ, gia đình hạt nhân, vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc rất rõ nét. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và hiệu quả rất rõ nét. Nhờ vậy, hàng vạn gia đình được tôn vinh Gia đình văn hóa, TP cũng có nhiều Gia đình văn hóa cấp quốc gia”, bà Vân Anh nói.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cũng đề nghị các quận, huyện tiếp tục phát huy thành quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn đại, đổi mới tuyên truyền.

“Chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng gia đình văn hóa; Chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng việc bình xét và công nhận các danh hiệu theo đúng quy định; Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả các danh hiệu văn hóa; Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh.

Thái Sơn

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm