Tag
Phúc Thọ (Hà Nội)

Hiệu quả từ thực hiện các quy tắc ứng xử gắn với di tích lịch sử

Người Hà Nội 12/10/2023 14:51
aa
TTTĐ - Để triển khai hiệu quả 2 Bộ Quy tắc ứng xử, huyện Phúc Thọ đã gắn việc tuyên truyền thông qua các mô hình “Thôn văn hóa kiểu mẫu”, “Di tích lịch sử kiểu mẫu”.
Tiếp tục tuyên truyền về hai bộ quy tắc ứng xử, gắn với thực tế mùa dịch Gắn thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử với xây dựng người Mỹ Đức thanh lịch, văn minh Hình thức tuyên truyền quy tắc ứng xử phong phú, thiết thực

Hiệu quả từ những mô hình tiên phong

Qua 6 năm triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, cán bộ và Nhân dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đồng lòng hưởng ứng, tạo chuyển biến rõ rệt.

Theo ông Kiều Trọng Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, huyện đã làm thí điểm nhiều mô hình hay, mang lại hiệu quả tích cực; Điển hình là mô hình “Thôn, cụm dân cư không tệ nạn xã hội, môi trường xanh sạch đẹp, ứng xử văn minh” tại xã Võng Xuyên.

Phúc Thọ: Hiệu quả từ thực hiện các quy tắc ứng xử gắn với di tích lịch sử
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kiểm tra việc thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử tại huyện Phúc Thọ

“Sau khi đánh giá, ghi nhận cách làm hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo nhân rộng trên toàn huyện. Cán bộ và Nhân dân thôn, tổ dân phố đã tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hóa thân thiện; Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường; Xả rác thải, chất thải đúng nơi quy định. Qua đó, dần hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, qua đó góp phần vào việc giữ gìn những nét thanh lịch của người Hà Nội, vừa tạo được sự hài hòa với sự phát triển của cuộc sống hiện đại”, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ nói.

Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, UBND huyện xây dựng các mô hình khác như: “Bộ phận Một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp”; “Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng” tại các xã, thị trấn; Mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp” tại các trường học.

Phúc Thọ: Hiệu quả từ thực hiện các quy tắc ứng xử gắn với di tích lịch sử
Việc niêm yết các văn bản, tài liệu ở UBND huyện Phúc Thọ được đánh giá là quy củ và khoa học

Đáng chú ý, UBND huyện lựa chọn xã Phúc Hòa làm điểm triển khai thực hiện mô hình “Bộ phận Một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp”. Sau khi rút kinh nghiệm tại xã, thị trấn làm điểm, UBND huyện chỉ đạo nhân rộng tại 20 xã, thị trấn còn lại. Từ đây, nhiều cách làm hay đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả, như: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa; Mở hòm thư góp ý, số điện thoại thường trực để Nhân dân kịp thời kiến nghị, phản ánh những thắc mắc trong quá trình giao dịch công việc...

Ngoài ra, cán bộ, công chức giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; Giải quyết công việc đúng quy định, quy trình, không sách nhiễu, không gây căng thẳng, bức xúc; Bộ phận Một cửa huyện và 21 Bộ phận Một cửa xã, thị trấn trang trí ngăn nắp, gọn gàng, bố trí nhiều cây xanh; Công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa thực hiện đeo thẻ tên, thẻ chức danh theo quy định...

Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội

Đáng chú ý, huyện Phúc Thọ đã phát huy tốt vai trò của phụ nữ trong tuyên truyền, lan tỏa Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với di tích lịch sử.

Trên địa bàn huyện có 201 di tích, trong đó, 106/201 di tích đã được xếp hạng, gồm: 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt (đền Hát Môn, xã Hát Môn; đình Tường Phiêu, xã Tích Giang; đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp), 45 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 58 di tích xếp hạng cấp thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 11 địa điểm được UBND thành phố ban hành quyết định gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến.

Hàng năm, huyện có 68 lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa xuân, trong đó có 67 lễ hội làng, 1 lễ hội vùng (lễ hội truyền thống đền Hát Môn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia)...

Để lan tỏa bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, Hội LHPN xã Võng Xuyên đã ra mắt hai mô hình “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Lục Xuân và “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại khu di tích lịch sử Đình Võng Ngoại và dần nhân rộng ra các xã khác.

Nhờ đó, đến nay, tại các đình, đền, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết đầy đủ, người dân đến chiêm bái được nhắc nhở nên không xảy ra tình trạng gây mất an ninh trật tự, vứt rác bừa bãi; Không còn tình trạng ăn mặc hở hang, gây phản cảm, đảm bảo văn minh nơi thờ tự.

Phúc Thọ: Hiệu quả từ thực hiện các quy tắc ứng xử gắn với di tích lịch sử

Hội LHPN huyện Phúc Thọ đã ra mắt mô hình “Thôn văn hóa kiểu mẫu” và mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại xã Võng Xuyên

Song song với nhân rộng mô hình này, huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra các di tích, lễ hội; Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những sai phạm, các hành vi tiêu cực, mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính, lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép không phù hợp với thuần phong, mỹ tục; Nhắc nhở ban tổ chức các lễ hội thực hiện việc đặt tiền công đức, tiền lễ đúng nơi quy định.

Để đạt được kết quả đáng khích lệ ấy, ông Kiều Trọng Sỹ đánh giá, việc phát hiện các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới; Các tổ chức chính trị-xã hội như Hội LHPN huyện, Đoàn Thanh niên... đã tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt đến các hội viên và Nhân dân trên địa bàn nhằm lan tỏa hành động đẹp của các tập thể, cá nhân.

Đối với những cá nhân được TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, Trung tâm VH-TT&TT huyện biên tập, viết bài đăng cổng thông tin điện tử của huyện, trong chuyên mục “Phúc Thọ đẹp và chưa đẹp”. Từ đó, cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết đến, học tập và làm theo.

Thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả việc thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử, huyện Phúc Thọ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất; Siết chặt kỷ cương hành chính, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cũng đề xuất ý kiến để 2 Bộ Quy tắc ứng xử đi vào cuộc sống một các tự nhiên và hiệu quả. Ông Sỹ cho rằng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nên có chế tài xử phạt đối với những hành vi không nên làm.

“Hiện nay, chúng ta không có chế tài xử phạt đối với những hành vi chưa chuẩn mực. Biện pháp chủ yếu trong triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng vẫn chỉ là bằng hình thức tuyên truyền người dân nên làm và không nên làm. Những việc không nên làm chưa có chế tài để xử phạt nên việc điều chỉnh hành vi chưa hiệu quả. Nếu quy định càng rõ ràng, cấp cơ sở sẽ dễ dàng triển khai và người dân tự giác hơn”, ông Sỹ nhấn mạnh.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm