Tag

Những "tác phẩm nghệ thuật" từ bàn tay khéo léo của người Hà Nội

Người Hà Nội 08/09/2023 08:00
aa
TTTĐ - Tinh tế, cầu kì lại rất khéo léo, đảm đang, người Hà Nội biến tất cả những thứ quanh mình thành các "tác phẩm nghệ thuật" để cuộc sống trở nên thi vị, ấn tượng hơn.
“Ơn nghĩa sinh thành 2023” - Lan tỏa những giá trị nhân văn thông qua nghệ thuật Chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình": Sâu lắng và ý nghĩa “Giai điệu tự hào - Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác” - chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ Quốc khánh

Mùa này trong năm với người Hà Nội dường như là mùa để "trổ tài" khoe cái sự khéo léo, tinh tế của mình. Để dẫn đến điều ấy, đầu tiên phải kể đến điều kiện thuận lợi về thời tiết. Cái man mát, se lạnh, hanh hao khô ráo của tiết trời mùa thu dễ khiến người ta chăm chỉ vận động, sáng tạo hơn.

Những
Những "tác phẩm nghệ thuật" từ bàn tay khéo léo của người Hà Nội

Thứ hai phải kể đến đây là dịp liên tiếp những ngày lễ tết diễn ra theo truyền thống để lại. Đó là ngày tri ân các Anh hùng liệt sĩ 27/7; Đó là dịp rằm tháng 7 Âm lịch với tiết Vu lan báo hiếu, xá tội vong nhân và chuẩn bị ngày rằm tháng 8 với Tết Trung thu.

Vì thế, những ngày này, theo tâm linh, tín ngưỡng từ xa xưa, người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng thường tiến hành việc thờ cúng, lễ bái. Quan niệm mâm cao cỗ đầy dường như không còn "thịnh hành" nữa.

Ở thời buổi điều kiện kinh tế đã khá giả, con người cũng thay đổi rất nhiều. Vì thế, "trần sao âm vậy", "người trần" trọng "chất" hơn trọng "lượng", đồ thờ cúng ngồn ngộn khiến người ta thấy ngợp. Thay vào đó, người ta thích sự tinh tế, nhã nhặn và sang trọng.

Những

Mấy năm trở lại đây, mẹt hoa cúng được nhiều người Hà Nội ưa chuộng. Những mẹt hoa đủ màu, đủ loại đan xen, kết hợp với nhau là vật phẩm mang đến điểm nhấn trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên hay những nơi thờ tự.

Quan niệm người cõi khác "ăn hương ăn hoa" trở nên hợp lý lẽ hơn bao giờ hết. Những giỏ hoa, mẹt hoa nho nhỏ xinh xinh vừa đẹp đẽ, sang trọng vừa ngan ngát hương thơm. Đặc biệt, khi kết hợp cùng những loại quả theo mùa như hồng, thị, na... lại càng bắt mắt, cho thấy sự trân trọng của gia chủ đối với tổ tiên, những người đã khuất.

Những bông hoa được bày biện trên chiếc mẹt đan bằng tre, mang thuần vẻ đẹp Việt. Đặc biệt, những "tác phẩm nghệ thuật" này còn thể hiện đặc trưng mỗi mùa của Hà Nội thông qua từng loại hoa, quả được trang trí.

Những

Chẳng hạn, những chiếc mẹt thuần hoa sen hoặc sen điểm với nhài là biết đang ở mùa hạ. Đến khi mẹt thêm hoa cúc, mẫu đơn, hoa cau và những quả thị thì biết là thu đã chớm về. Đến khi thị kèm với na, với bưởi thì chắc chắn thu đã về hẳn rồi...

Để làm được những mẹt hoa quả như vậy, không chỉ cần sự sáng tạo mà người Hà Nội còn rất khéo tay, biết chiều theo thị hiếu của khách hàng. Những mẹt hoa cúng như vậy còn khẳng định thêm sự hào hoa, tinh tế và rất có gu của người Hà Nội.

Những năm trở lại đây dịch vụ nở rộ, điều đó vừa góp phần giải phóng sức lao động của các bà, các mẹ nội trợ để tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống hơn vừa tạo thêm việc làm và thu nhập cho lực lượng chuyên phục vụ khách hàng này.

Dù vậy, vẫn không ít người thích tự chuẩn bị những mẹt hoa quả dâng lên gia tiên để thể hiện lòng thành cũng như tự hào về sự khéo léo của mình.

Những

Chị Như Phương (ở quận Long Biên, Hà Nội) cho biết rằm tháng 7 Âm lịch vừa rồi quanh khu nhà chị "cháy" các sản phẩm làm sẵn để cúng rằm. Vốn định lười mà thấy "họ làm được mình cũng làm được", chị quyết định sẽ thử "tay nghề" xem sao.

Vậy là, dạo một vòng chợ sắm mấy thứ quả mùa thu, về vặt thêm mấy bông hoa hồng sẵn trong vườn, chị Phương đã có một sản phẩm độc đáo bày thêm trong mâm cỗ cúng ông bà.

"Không mất nhiều thời gian mà nhìn lên bàn thờ thấy ưng quá. Mình vui vì có đồ cúng đẹp, cả nhà cũng vui vì mâm cỗ dâng gia tiên khác hẳn trước đây. Tâm được tròn đầy thì cuộc sống cũng trở nên ý nghĩa, mãn nguyện hơn", chị Phương tâm sự.

Tương tự những mẹt hoa, dịch vụ mâm cỗ cúng hay từng món như xôi, gà, các món riêng rẽ đều đã được "chuyên nghiệp hóa" để phục vụ người thành phố bận rộn. Dù vậy, theo như chị Minh Hoa (ở quận Hà Đông, Hà Nội) thì chỉ trừ những lúc không thể sắp xếp được mới đi đặt còn bình thường chị vẫn tự tay chuẩn bị những món đồ để "trước cúng sau ăn".

Những

"Chỉ riêng món xôi cốm là mình đi mua. Bởi vì người bán hàng quen làm vừa rẻ vừa ngon, chất lượng hơn hẳn tự tay làm", chị Hoa cho biết. Rồi chị kể thêm, mẹ chị khi còn sống rất thích món cốm của Hà Nội. Ngày bé chị thường được mẹ chế biến cho những món ăn từ cốm. Khi ấy chưa có món xôi cốm như bây giờ.

Vì thế, mỗi dịp giỗ mẹ vào mùa thu, chị Hoa thường chỉ đặt mua đúng một hàng quen thuộc mấy đĩa xôi cốm để mong mẹ mình được biết đến hương vị độc đáo này.

"Tôi hơi tiếc vì mình nấu món này không được ngon nên phải đi đặt nhưng dù đặt hay tự làm thì quan trọng cái tâm, sự lòng thành vẫn là chính", chị Hoa tâm sự.

Những

Những gói xôi cốm cũng là "sản phẩm nghệ thuật" độc đáo về ẩm thực của Hà Nội. Vị cốm dẻo dẻo quyện với vị bùi bùi của đỗ xanh, bở bở của hạt sen, vị ngầy ngậy của sợi dừa trắng muốt và một chút ngọt nhẹ của đường được bọc trong lá sen thơm hương thoang thoảng.

Món ăn độc đáo này gói gọn cả mùa thu của đất trời Hà Nội, được cả hương cả sắc, đảm bảo cả phần "nội dung, hình thức". Bởi thế, xôi cốm cũng là thứ rất thanh tao, để dâng cúng thì làm đẹp thêm nơi thờ tự mà để ăn sáng, ăn chơi đều phù hợp.

Mỗi sản phẩm đều chứa đựng tâm tình của người Hà Nội, thể hiện gu thẩm mỹ về lối sống, ẩm thực độc đáo của mảnh đất này.

Đọc thêm

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Xem thêm