Tag

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

Giáo dục 14/11/2024 14:00
aa
TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh là ngôi nhà ấm áp của những đứa trẻ thiệt thòi.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

Tình yêu luôn đong đầy…

Là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh đón nhận học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập và dạy học sinh tiểu học. Trường hiện có 298 học sinh, 17 lớp học, trong đó có đến 14 lớp giáo dục đặc biệt với các em rối loạn phát triển ở nhiều dạng và mức độ khác nhau. Không ít học sinh có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, sự thiệt thòi, kém may mắn ấy đã được bù đắp phần nào bởi tình yêu, sự chở che của các cô giáo - những người không quản vất vả, nhọc nhằn, chăm cho các con từ bữa ăn, giấc ngủ.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp
Cô Nguyễn Thị Vân Kiều (Ảnh: Thanh Tùng)

“Cũng không thấy khó khăn, vất vả nữa vì chúng tôi quen rồi. Kỳ nghỉ lễ hay nghỉ hè, tôi lại thấy thiếu vắng, nhớ trường, nhớ các con”, cô giáo Nguyễn Thị Vân Kiều vừa tỉ mỉ hướng dẫn một học sinh nữ làm hoa nhựa vừa tâm sự.

Tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học, cô Vân Kiều đã có hơn 30 năm công tác tại trường Tiểu học Bình Minh. Trong hơn 30 năm đó có tới 11 năm, cô gắn bó với các em học sinh khuyết tật.

Đồng hành với hàng trăm gia đình, hàng trăm hoàn cảnh, cô Vân Kiều đã trở thành một phần gắn bó không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của hàng trăm học sinh kém may mắn.

Khi thành lập trường Tiểu học Bình Minh, ngoài việc hình thành và phát triển các khối lớp tiểu học dành cho trẻ phát triển bình thường, Sở GD&ĐT Hà Nội còn cho phép nhà trường thành lập thêm một khối lớp đặc biệt, đó là khối lớp dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Trở thành giáo viên trường Tiểu học Bình Minh từ những ngày đầu thành lập, cô Nguyễn Thị Vân Kiều được phân công dạy học sinh tiểu học. Khi đó, số lượng học sinh của trường chủ yếu là học tiểu học.

Với sự thay đổi cơ cấu của nhà trường, cùng với đặc thù nhiệm vụ, cô Vân Kiều được điều động sang dạy học sinh khuyết tật sau 22 năm gắn bó với học sinh tiểu học.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp
Cô Vân Kiều dành tình yêu đặc biệt cho học trò kém may mắn (Ảnh: Thanh Tùng)

“Khi mới chuyển sang dạy trẻ khuyết tật cũng như nhiều giáo viên khác, cô Kiều có đôi chút lúng túng bởi sự khác nhau về chuyên môn, đối tượng, môi trường làm việc.

Vượt lên tất cả, bằng tình yêu thương, cô đã từng ngày chinh phục được khó khăn, vất vả, đến gần hơn với những học sinh kém may mắn”, nhà giáo Trịnh Thị Lệ Thu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh chia sẻ.

Sở hữu giọng đọc ấm áp, truyền cảm, cô Nguyễn Thị Vân Kiều đã tham gia đóng góp vào câu lạc bộ đọc sách trực tuyến của nhà trường mở trong thời điểm dịch COVID-19 diễn ra. Cô đã ghi âm lại các bài thơ, bài văn và gửi cho các học sinh đang phải nghỉ học tại nhà, giúp các em không bị rơi vào tình trạng cô đơn, cũng để duy trì sự kết nối giữa giáo viên và học sinh.

Giáo viên “3 trong 1”

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ không đơn giản như chăm sóc các trẻ em bình thường khác. Mỗi học trò ở đây là một thế giới riêng đầy bí ẩn.

Để tiếp xúc làm quen với con đã khó, nay dạy con làm theo ý mình là cả một nghệ thuật. Điều quan trọng khi làm công việc dạy trẻ khuyết tật trí tuệ này là phải có sự kiên trì, nhẫn nại và cần có lòng yêu thương học sinh vô điều kiện.

Quả thật, chứng kiến giờ lên lớp của cô Nguyễn Thị Vân Kiều với lứa học sinh từ 12 - 15 tuổi mới cảm nhận được sự tài tình của giáo viên. Mỗi học sinh một dạng tật và có những hành vi khác nhau song dưới sự dẫn dắt của cô Kiều, các em và giáo viên luôn có sự kết nối liên tục khiến không khí tiết học rất vui vẻ, tràn ngập tiếng cười.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

“Từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, học sinh khuyết tật trí tuệ phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm nên đa số các con đều gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức và trong mọi lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, nhận thức, tự phục vụ...

Có học sinh không nói được và tôi phải giao tiếp với em qua ánh mắt, qua biểu hiện trên gương mặt”, cô Vân Kiều tâm sự.

Đa phần các học sinh khuyết tật trí tuệ đều khá nhạy cảm, dễ tủi thân và cáu giận. Vì các em thường có phản ứng cảm xúc bất ngờ nên giáo viên phải luôn linh hoạt, đảm nhận vai trò “3 trong 1”: Thầy giáo, thầy thuốc và nhà tâm lý.

Để đảm nhận được nhiều vai trò như thế, giáo viên không chỉ phải hiểu rõ từng mặt bệnh và biểu hiện của mỗi học sinh mà còn phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của các em. Từ đó, các cô có những giải pháp riêng biệt, lúc mềm mỏng nhưng có thời điểm cũng phải nghiêm khắc.

“Một trong những cái khó của chúng tôi là nhiều bố mẹ không chấp nhận việc con mình bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn khác dẫn đến việc trốn tránh đưa con đi điều trị hoặc không kiên nhẫn theo đuổi các biện pháp can thiệp của bác sĩ cũng như nhà trường.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

Chúng tôi vẫn luôn đau đáu tìm tòi các phương pháp giáo dục khác nhau, hy vọng các con mau tiến bộ. Chúng tôi chỉ mong dạy cho các con nhớ được những thứ đơn giản nhất, biết bày tỏ những điều mình mong muốn, biết phục vụ bản thân, biết quan tâm đến mọi người trong gia đình…

Trong đó, hạnh phúc hơn cả là nhìn thấy các con học sinh khuyết tật trí tuệ có thể tốt nghiệp và hòa nhập được với cuộc sống bình thường”, cô Nguyễn Thị Vân Kiều bộc bạch.

Hơn 30 năm công tác tại ngôi trường đặc biệt này, cô Nguyễn Thị Vân Kiều đã trở thành một hình ảnh thân thiện, ấm áp của học sinh mỗi ngày đến trường.

Cùng với đội ngũ giáo viên trong trường, cô Vân Kiều đang ngày ngày đồng hành cùng các “mầm xanh” kém may mắn bằng tình yêu thương từ trong trái tim mình, góp phần giúp con đường hòa nhập cộng đồng của các em học sinh trở nên gần hơn...

Đọc thêm

Trường THCS Nguyễn Tri Phương và hành trình 10 mùa hoa Giáo dục

Trường THCS Nguyễn Tri Phương và hành trình 10 mùa hoa

TTTĐ - Trong không khí phấn khởi kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; được sự đồng ý của Quận ủy, HĐND, UBND quận Ba Đình, ngày 14/11, trường THCS Nguyễn Tri Phương long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024) và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Hà Nội vinh danh 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo lần thứ VIII Giáo dục

Hà Nội vinh danh 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo lần thứ VIII

TTTĐ - Sáng 14/11, tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ VIII năm 2024 và trao giải cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”.
Học sinh THCS Kim Giang giành giải Đặc biệt “Thầy cô trong mắt em" Giáo dục

Học sinh THCS Kim Giang giành giải Đặc biệt “Thầy cô trong mắt em"

TTTĐ - Nhóm học sinh lớp 8A0 trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân, giành giải Đặc biệt cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” lần thứ V
Sức trẻ ở ngôi trường mang tên đại thi hào Nguyễn Du Giáo dục

Sức trẻ ở ngôi trường mang tên đại thi hào Nguyễn Du

TTTĐ - Mùa thu 2018, ngôi trường mang tên đại thi hào Nguyễn Du ra đời với quy mô chỉ 10 lớp học và 312 học sinh. Bằng sức trẻ, sự đoàn kết, sáng tạo, chỉ sau thời gian 6 năm, ngôi trường đã vươn lên trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội); niềm tự hào của các thế hệ học trò và đón nhận sự tin tưởng, yêu quý của phụ huynh.
63 năm vươn tầm cao mới, khẳng định vị thế tiên phong Giáo dục

63 năm vươn tầm cao mới, khẳng định vị thế tiên phong

TTTĐ - Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, đã khẳng định được vị thế tiên phong. Ba Đình đã trở thành ngọn cờ đầu về chất lượng giáo dục, thể hiện sự đột phá về cả thành tích học tập và công tác quản lý.
Tự hào những ngôi trường giàu truyền thống giữa lòng Thủ đô Giáo dục

Tự hào những ngôi trường giàu truyền thống giữa lòng Thủ đô

TTTĐ - Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của TP Hà Nội. Nơi đây không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Thủ đô mà còn nổi danh với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, được ghi dấu bằng những ngôi trường có bề dày lịch sử.
Ngôi trường hạnh phúc của mỗi học sinh Giáo dục

Ngôi trường hạnh phúc của mỗi học sinh

TTTĐ - Xuất phát từ tâm nguyện đào tạo ra các thế hệ công dân hạnh phúc cho Thủ đô văn minh, thanh lịch, Ban Giám hiệu Trường THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa (Hà Nội) đã xây dựng thành công mô hình “Lớp học hạnh phúc - Trường học hạnh phúc”, trở thành ngôi trường mà giáo viên, học sinh luôn muốn đến và gắn bó.
New Zealand công bố học bổng chính phủ cho học sinh Việt Nam Giáo dục

New Zealand công bố học bổng chính phủ cho học sinh Việt Nam

TTTĐ - Cơ quan Giáo dục New Zealand vừa công bố Học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học cho học sinh Việt Nam, áp dụng cho kỳ nhập học tháng 2/2026, với tổng giá trị gần 3,2 tỷ đồng.
Phát triển Đảng trong học sinh: Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược lâu dài Giáo dục

Phát triển Đảng trong học sinh: Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược lâu dài

TTTĐ - Ngày 24/10/2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Đề án số 20-ĐA/TU về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên ở Đảng bộ TP Hà Nội trong giai đoạn mới”. Việc triển khai đề án là nhiệm vụ cấp bách nhằm gieo “hạt giống đỏ”, tăng cường sức trẻ cho tổ chức Đảng, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ.
Ngôi trường mới mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân Giáo dục

Ngôi trường mới mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

TTTĐ - Tự hào là điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô, ngôi trường mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân (193 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhận được sự đầu tư nguồn lực lớn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Xem thêm