Tag

Phát huy văn hóa người Hà Nội để kỳ thi thành công trọn vẹn

Người Hà Nội 28/06/2023 10:53
aa
TTTĐ - Ngoài những điểm số, sự an toàn, công tác chuẩn bị chu đáo thì văn hóa của thí sinh, văn hóa của phụ huynh khi đưa con đi thi cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công trọn vẹn cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hà Nội.
Xây dựng văn hóa giao thông bắt đầu từ ý thức Nhà báo Tuổi trẻ Thủ đô bàn về văn hóa nhà báo và môi trường văn hóa trong cơ quan Báo chí Xây dựng sức mạnh văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Vì cái chung và cũng vì chính mình

Không chỉ riêng thí sinh mà tất cả những gia đình có con, em, cháu đang bước chân vào kì thi tốt nghiệp THPT đều sống những ngày như "nước sôi lửa bỏng". Tâm lý lo lắng, hồi hộp và cả sợ hãi là điều không tránh khỏi. Sự căng thẳng, mỏi mệt và thậm chí là cả luống cuống, lỗi lầm rất có thể xảy ra, vì đây là những ngày quyết định sau nhiều tháng trời ôn luyện cực nhọc của các con, công sức chăm lo, dạy dỗ của bố mẹ, thầy cô.

Dù vậy, mỗi thí sinh cũng như phụ huynh cũng cần chú ý tới văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông hơn nữa trong những ngày này. Bởi lẽ, muốn việc dự thi và kết quả được tốt đẹp, chúng ta nên chú ý tới dòng chảy và mối tương quan với tất cả những người xung quanh mình. Ứng xử có văn hóa, hành động có văn hóa để vì mọi người và cũng vì chính mình.

Thí sinh được người nhà đưa đến điểm thi
Thí sinh được người nhà đưa đến điểm thi

Theo quan sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, hầu hết tại các điểm thi, ý thức của thí sinh và phụ huynh rất tốt. Chị Thu Hường (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đưa con đến điểm thi THPT Cầu Giấy cho biết: "Lực lượng chức năng đã phân luồng, điều tiết giao thông đảm bảo thuận tiện cho chúng tôi di chuyển nhưng kinh nghiệm của tôi là cứ đi sớm một chút.

Dậy sớm, đi sớm, tâm lý của mình và cả của con sẽ thoải mái hơn, không bị gấp rút, cập rập. Tất nhiên cũng không nên đi sớm quá vì con vừa phải dậy sớm, không đảm bảo giấc ngủ, sức khỏe và tâm lý chờ đợi lâu sẽ sốt ruột".

Anh Tùng Lâm (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm, mấy ngày tới rất có thể trời vẫn có mưa. Lần trước, anh đưa con út đi thi tuyển sinh vào lớp 10 vì dậy muộn, vội vàng mà đi tắt qua một khu tập thể. Lúc đó con chẳng may bị nước tưới cây của ai đó ở trên tầng 2 dội xuống ướt áo, lại phải mất công đi tìm mua áo khác. Lần này, anh mang "phòng thủ" cho con một bộ quần áo sạch nếu cần thì thay.

Hầu hết mọi người đều chấp hành luật giao thông
Hầu hết mọi người đều chấp hành tốt luật giao thông khi đưa con đi thi

Đã từng "hú vía" vì ngủ quên, phải vội vàng "phóng như bay" trên đường đưa con đến điểm thi, chị Minh Anh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến giờ vẫn tâm niệm may mắn hôm ấy hai mẹ con đến nơi an toàn. "Lúc đấy tôi đã vượt không biết mấy cái đèn đỏ, thậm chí mồm còn phải hét to xin lỗi mọi người liên tục để xin đường. Cũng may mọi người thông cảm nhường đường và tôi không va vào ai. Tôi thực sự rất ngại sau việc này", chị Minh Anh tâm sự.

Nhiều phụ huynh cũng đồng tình với việc không thể đổ cho bối rối, vội vàng đưa con đi thi mà tùy tiện "đòi" sự thông cảm, nhường nhịn của người khác. Tất nhiên, với tinh thần tương thân tương ái, với sự nhân văn sâu sắc, người Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ, ưu tiên những trường hợp đặc biệt song càng như vậy thì ý thức của mỗi người càng phải cao.

"Có như thế thì chính bản thân mình và các con cũng như những người xung quanh mới thoải mái trước kỳ thi vốn đã nhiều áp lực", chị Hồng Hà (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

Viết nên từng bài ca đẹp

Mỗi mùa thi là một mùa âu lo. Chia sẻ với nỗi niềm của thí sinh, phụ huynh, nhiều năm qua các cấp chính quyền của Hà Nội đã tập trung cao độ để đảm bảo những điều kiện tốt nhất tới các sĩ tử và người nhà. Vì thế, nhiều phụ huynh nhận xét các con đi thi bây giờ sướng hơn bố mẹ ngày xưa.

Trong khi đó, phát huy văn hóa rất đẹp của người Hà Nội, qua những mùa thi chúng ta lại thấy thêm những bài ca đẹp mà các công dân Thủ đô viết nên bằng sự chân thành, giản dị của chính mình. Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, "cộng đồng mạng" lan truyền nhau câu chuyện đẹp tại khu phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) từ nhà chùa, trường học, nhà dân đều trở thành điểm tránh nắng phục vụ sĩ tử, học sinh.

Phụ huynh đứng chờ sĩ tử được người dân mời vào nhà nghỉ ngơi tránh nắng trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua
Phụ huynh được người dân mời vào nhà nghỉ ngơi tránh nắng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua

Đặc biệt còn có người phụ nữ mời các phụ huynh vào nhà nghỉ ngơi. Bà mang nước mát, hoa quả ra mời họ ăn uống trong lúc chờ con thi xong. Đáp lại tấm thịnh tình của chủ nhà, những người đưa con đi thi hôm đó rất cảm kích. Họ ngồi nói chuyện với nhau rất rôm rả và chắc chắn hành động đẹp này sẽ làm dịu đi oi nóng, vơi bớt đi những căng thẳng, mỏi mệt rất nhiều.

Thực tế cho thấy, càng trong những hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt thì chúng ta càng phát lộ những nét văn hóa thuộc về căn cốt, bản chất của mình. Tại những điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đa phần các bậc phụ huynh cho thấy ý thức cao trong việc đảm bảo văn hóa giao thông.

Họ đưa con đến trường khá điềm tĩnh, không chen lấn, ồn ào. Các phụ huynh, thí sinh đều đội mũ bảo hiểm cẩn thận, nhường nhịn nhau, tìm chỗ dừng xe hợp lý và dặn dò động viên con nhẹ nhàng. Nhiều người đưa con đến điểm thi xong rồi đi luôn.

Phụ huynh đứng chờ đón thí sinh
Phụ huynh đứng chờ đón thí sinh

Với những người đứng chờ sĩ tử thi xong thì họ cũng chú ý giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là ít nói to, không làm ảnh hưởng đến tâm trạng sốt ruột của những người xung quanh. Đó là những điều đáng ghi nhận, cho thấy ý thức và văn hóa nơi công cộng của người Hà Nội vẫn được duy trì và được thể hiện đúng lúc, đúng nơi.

Tất cả những điều ấy sẽ góp phần để kì thi tốt nghiệp THPT thành công tốt đẹp, giảm đi những áp lực và lo lắng mà tất cả thí sinh và người nhà đang trải qua; Đồng thời cũng xác lập thêm những giá trị văn hóa qua từng năm tháng của người Hà Nội.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm