Tag

Phát triển Hà Nội xứng tầm Thủ đô ngàn năm văn hiến

Tin tức 10/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Mùa Xuân đang ùa về trên mọi nẻo đường. Hà Nội như khoác lên mình chiếc áo mới. Lòng người rộn ràng, ấm áp bởi năm qua, với ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết và những nỗ lực vượt bậc, Hà Nội vượt qua mọi khó khăn, biến chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước trở thành hiện thực sinh động, phong phú, làm nên thành tựu nổi bật trên mọi lĩnh vực…
Để văn hóa Hà Nội kết tinh và tỏa sáng…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

Hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược

Ngày 5/5/2022, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, ngày 26/8/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ.

Trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển, nhằm phát huy tối đa vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của Hà Nội, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân Thủ đô
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân Thủ đô

Phát biểu tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội ngày 12/10/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề: “Một câu hỏi đặt ra là: Thủ đô của chúng ta sẽ phát triển như thế nào trong những thập kỷ tới? Tôi cho rằng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò, vị thế và trách nhiệm của Thủ đô và của Đảng bộ Thủ đô. Hà Nội có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều lợi thế, tiềm năng mà không nơi nào có được. Do đó, Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một vài năm hay một nhiệm kỳ trước mắt, mà phải nhìn xa hơn thế nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới”.

Nghị quyết số 15-NQ/TƯ chính là đáp án cho câu hỏi của Tổng Bí thư với điểm mới nổi bật khác hẳn tất cả các nghị quyết, kết luận về phát triển Thủ đô Hà Nội trước đây. Đó là có tầm nhìn xa hơn, không chỉ có 10 năm (đến năm 2030), mà đến năm 2045 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước).

Nghị quyết số 15-NQ/TƯ gồm 4 quan điểm, 2 mục tiêu và tầm nhìn, 8 nhiệm vụ - giải pháp chủ yếu, cùng 9 nội dung tổ chức thực hiện. Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Ngay sau khi được ban hành, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ đã được cán bộ, Nhân dân Thủ đô và cả nước đón nhận, đánh giá cao. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhìn nhận: “Sau khi nghiên cứu toàn văn Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, tôi cảm nhận được tính toàn diện, sâu sắc trong từng câu chữ”. Đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: “Nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô được đề cập trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ yêu cầu tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương tới thành phố phải vào cuộc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Từ đó mỗi cấp, ngành đều phải ra sức làm tốt trách nhiệm của mình. Nếu làm đúng được những yêu cầu ấy, Hà Nội thân yêu của chúng ta nhất định sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, hơn thế nữa, sẽ là bước đột phá trong xây dựng và phát triển Thủ đô”.

Động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển

Hơn một năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị thực sự đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” như Nghị quyết đã đề ra. Đó là tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ lớn, gồm: Lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhằm sắp xếp, kiến tạo và phân bổ không gian phát triển cho Thủ đô; xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để hình thành thể chế phát triển đồng bộ, khả thi, từ đó huy động các nguồn lực hiện thực hóa quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với thành phố Hà Nội ngày 25/7/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với thành phố Hà Nội ngày 25/7/2023

Đến nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu vừa qua với sự đồng thuận rất cao cả trong thảo luận tổ và hội trường. Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, có hơn 100 ý kiến góp ý đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) - dự án luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục...

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp thứ 14 (bế mạc ngày 8/12). Nội dung trọng tâm của việc điều chỉnh quy hoạch nhằm thống nhất và đồng bộ với nghiên cứu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong khi đó, việc lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tiến được một bước dài với sự tham gia đóng góp trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, được sự tham vấn của các nhà khoa học, chuyên gia, đội ngũ trí thức hàng đầu của cả nước và Thủ đô... Đến nay, dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch đã được hoàn thành.

Trong quá trình nghiên cứu định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội đã xác định một số quan điểm phát triển chủ đạo với nội dung trước nhất và quan trọng nhất là nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Thành phố sẽ tổ chức không gian phát triển hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, có bản sắc của Thủ đô di sản nghìn năm văn hiến; tạo dựng hình ảnh của Thủ đô thanh bình và thịnh vượng trong quá trình phát triển...

Một góc Hà Nội
Một góc Hà Nội

Bản quy hoạch hướng tới xây dựng Hà Nội là thành phố di sản, có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến và được bảo tồn, phát huy, nâng tầm bằng công nghệ số; là thành phố xanh, thông minh, thịnh vượng và thanh bình với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; hệ thống cây xanh và mặt nước là điểm nhấn tiêu biểu của đô thị; trung tâm khoa học công nghệ - giáo dục đào tạo, chuyển đổi số của cả nước; chính quyền số, xã hội số, công dân số; người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Đó còn là thành phố đặc sắc, là điểm đến của du lịch văn hóa, ẩm thực và trung tâm dịch vụ chất lượng cao; thành phố của các sự kiện quốc tế thường niên, thành phố sáng tạo; là thành phố hội nhập toàn cầu, nơi hội tụ - kết tinh - lan tỏa, đưa hình ảnh của Thủ đô, đất nước hòa bình, thịnh vượng, mến khách đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Những đặc trưng nêu trên có thể được coi là hệ giá trị cơ bản để xây dựng và phát triển Thủ đô với nguyên tắc xác định người dân - con người là mục tiêu quan trọng nhất, mục tiêu cuối cùng, là tài sản quan trọng nhất trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô.

Đi giữa Thủ đô trong ngày xuân, nhìn những gương mặt tươi vui, lòng bỗng trào dâng niềm tự hào và phấn chấn, như muốn cất vang những lời ca của nhạc sĩ Phan Nhân: “Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng, của núi sông hôm nay và mai sau”…

Đọc thêm

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem xét Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Tin tức

Xem xét Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị

TTTĐ - Tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét ban hành Nghị quyết với 25 nội dung. Trong đó, nổi bật là Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô; Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Xem thêm