Phát triển "sức mạnh mềm", nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia
Hội thảo góp phần quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội |
Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và những thách thức rất to lớn trong đó có những vấn đề về văn hóa và con người. Quản lý văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.
Văn hóa quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung, có những đặc thù về nội dung, cấu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp không thể tách rời của văn hóa với quản lý.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Bản thân các khái niệm văn hóa, quản lý văn hóa thường có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Văn hóa được coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, quyết định bản sắc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa là chỉnh thể hữu cơ các hoạt động của con người (trong quá khứ và hiện tại), sáng tạo nên hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng những nhu cầu của con người, phù hợp với kiểu lựa chọn đặc trưng của các nhóm và cộng đồng người khác nhau. Chính hệ thống các giá trị này chi phối cách ứng xử, giao tiếp của cộng đồng, làm cho cộng đồng này có đặc thù riêng biệt.
Quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại; Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị; Đồng thời là chức năng, nhiệm vụ của Viện Phát triển văn hóa dân tộc.
Xuất phát từ những vấn đề đã và đang đặt ra qua thực tiễn đối với văn hóa quản lý với di sản văn hóa hiện nay, Viện Phát triển văn hóa dân tộc nhận thấy rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển” là cần thiết, đáp ứng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, hiện tại và lâu dài.
Hội thảo tập trung làm sáng rõ vấn đề văn hóa quản lý cả về mặt cơ sở lý luận lẫn thực tiễn, hướng tới nhận thức khoa học về ứng xử với di sản, tiếp thu kinh nghiệm trong văn hóa quản lý di sản từ các nền văn hóa tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để ứng dụng sáng tạo vào Việt Nam.
Hội thảo là nơi các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa bàn luận, chia sẻ ý kiến đóng góp của mình về những vấn đề nhận thức khoa học và thực tiễn liên quan đến văn hóa quản lý đối với di sản trong hội nhập và phát triển.
Nhiều ý kiến đóng góp, kiến nghị quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng; Từ đó góp phần tạo ra chuyển biến, tiến bộ mới, hiệu quả cao hơn nữa trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.