Tag

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn

Nông thôn mới 13/02/2023 17:20
aa
Sáng 13/2, tại trụ sở UBND xã Thượng Quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có buổi làm việc với huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện.
Vùng quê Đức Vân đổi thay nhờ mô hình trồng cây dẻ Dẻo thơm hương cốm Khẩu nua lếch Thượng Ân Trang phục truyền thống - bản sắc văn hóa độc đáo của núi rừng Đông Bắc Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Phải đầu tư "ra tấm ra món", tránh dàn trải, lãng phí Tháo gỡ vướng mắc cho các tỉnh trung du, miền núi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với huyện Ngân Sơn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Đây là chuyến khảo sát thực tế thứ hai của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang với các vùng trên cả nước để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, để đề ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình này.

Ngân Sơn là một trong hai huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Huyện có diện tích tự nhiên trên 64.000ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 70,63%, đất nông nghiệp chiếm 6,33%.

Dân số toàn huyện khoảng 31.670 người, trong đó tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 95%. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 chiếm 47,53%, hộ cận nghèo chiếm 11,37%. Tổng thu nhập đầu người bình quân đạt 22.782.000 đồng/năm.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn Nguyễn Trọng Lăng, do tỉ lệ rừng lớn, 80% dân số trong huyện làm nghề chính là trồng trọt, lâm nghiệp, chủ yếu là trồng ngô, thuốc lá, trồng rừng, rau màu… chủ yếu trông vào nguồn lợi từ rừng.

Mặc dù 100% đường từ huyện đến trung tâm các xã được cứng hóa nhưng 22/142 thôn, bản chưa có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo đến trung tâm của 10/10 xã, thị trấn nhưng mới chỉ có 123/142 thôn bản có điện, còn 19 thôn chưa có điện.

Năm 2022, tổng số vốn của cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ cho huyện (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) là 124,743 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số vốn là 131,107 tỷ đồng.

Huyện chưa triển khai được một số dự án, tiểu dự án do chưa có đủ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc giao cho các xã làm thủ tục đầu tư thực hiện một số nội dung gặp nhiều khó khăn; Một phần do thiếu cán bộ đủ năng lực, một phần vì trước đây đều giao cho Hạt Kiểm lâm thực hiện.

Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đối với hệ thống điện, đường cho địa phương; Xem xét có cơ chế chính sách cho người dân sống ở vùng sâu, gần rừng được cải tạo một phần diện tích rừng tự nhiên nghèo, kiệt, có trữ lượng thấp để trồng rừng, trồng cây nông nghiệp phát triển kinh tế.

Huyện Ngân Sơn cũng kiến nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ sớm có sổ tay hướng dẫn chính thức thực hiện đối với một số hoạt động của Dự án 8 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để triển khai thực hiện bảo đảm đúng quy định.

Đại diện huyện Ngân Sơn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 10 để địa phương triển khai thực hiện, bảo đảm theo quy định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa Thông tư số 12 theo hướng giao cho Hạt Kiểm lâm làm chủ đầu tư.

Đối với xã Thượng Quan, đây là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất của huyện Ngân Sơn; có diện tích rừng tự nhiên chiếm 86,4% tổng diện tích của xã.

Chủ tịch UBND xã Phạm Thị Yến kiến nghị Trung ương tăng mức hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng từ mức 400.000 đồng hiện nay lên mức 1.000.000 đồng/ha; Đồng thời tăng biên chế lực lượng quản lý bảo vệ rừng.

Xã cũng kiến nghị sắp xếp lại đơn vị hành chính theo nguyện vọng của người dân đối với 2 thôn Slam Coóc, Pù Pioot. Đây là các thôn cách trung tâm xã khoảng 80km, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và chính quyền xã hoạt động hiệu quả.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Ngân Sơn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng... dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức điển hình của các huyện miền núi.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực của huyện Ngân Sơn trong việc phát triển, gìn giữ và bảo vệ diện tích rừng rất lớn; Chăm lo đời sống trên 31.000 người bằng việc nỗ lực tìm tòi, phát triển sinh kế mới cho người dân, trong đó có việc nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm hương trên câu sau sau, dự kiến cho hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, huyện Ngân Sơn có sản phẩm gạo nếp chất lượng cao Khẩu Nua Lếch, một trong những sản phẩm OCOP đã được bán tại Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Phó Thủ tướng ghi nhận các ý kiến kiến nghị của huyện Ngân Sơn và xã Thượng Quan, đồng thời lưu ý việc phân cấp tại địa phương phải gắn liền với cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, thậm chí có thể bằng hình thức cầm tay chỉ việc.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý tính toán đầu tư làm sao tránh tình trạng dàn trải, manh mún, làm mất thời gian chuẩn bị, giảm hiệu quả đầu tư và dễ rủi ro về công tác cán bộ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng kiểm tra dự án đường bộ nối thị trấn Nà Phặc với xã Thượng Quan có chiều dài 13km, thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đi kiểm tra dự án ổn định dân cư tại Cốc Lùng - Pác Đa, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn; Kiểm tra dự án đường bộ nối thị trấn Nà Phặc với xã Thượng Quan có chiều dài 13km, sử dụng vốn ODA thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến thăm, động viên thầy trò Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Phó Thủ tướng cũng đã đến thăm, động viên thầy trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Thượng Quan. Tại đây, Phó Thủ tướng đã trao tặng 20 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tặng quà cho nhà trường.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đến dâng hương tại Khu Di tích lịch sử thanh niên xung phong (TNXP) Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) nằm dọc bên Quốc lộ 3, cách thị xã Bắc Kạn 10km về phía Bắc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hương tại Khu Di tích lịch sử TNXP Nà Tu (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là nơi Tổng đội TNXP đóng quân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải phục vụ kháng chiến.

Trong chiến tranh, giặc Pháp luôn tăng cường máy bay bắn phá các tuyến giao thông, trong đó trọng điểm nhất là đoạn Quốc lộ 3 đi qua tỉnh Bắc Kạn. Do vậy, việc bảo đảm giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quân và dân Bắc Kạn. Ngay từ năm 1950, Trung ương Đảng đã chủ chương cho sửa chữa, khôi phục lại Quốc lộ 3 đoạn từ Thái Nguyên đi Cao Bằng nhằm phục vụ kháng chiến.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Cũng tại thời điểm này, Chính phủ đã phát động chiến dịch cầu đường ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên; Đồng thời tăng cường cho Bắc Kạn nhiều liên phân đội TNXP. Tổng đội TNXP đã chọn Nà Tu để đóng quân.

Mặc dù còn thiếu thốn nhiều thứ, lại phải lao động nặng nhọc trong khi thời gian máy bay địch bắn phá nhiều, lực lượng TNXP làm việc ngày đêm rất nguy hiểm nhưng họ đã cùng quân và dân Bắc Kạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.

Trong lúc khó khăn vất vả, ác liệt đó, ngày 28/3/1951 trong một chuyến đi công tác, Bác Hồ đã đến Nà Tu để thăm hỏi sức khỏe, động viên thanh niên và Nhân dân ở đây. Bác nhắc nhở Ban chỉ huy công trường, cán bộ phải tổ chức lao động thật khoa học, đoàn kết yêu thương lẫn nhau.

Trước khi ra về, Bác đã đọc tặng lực lượng TNXP 4 câu thơ bất hủ:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên".

Từ địa danh Nà Tu, cùng với nhịp độ phát triển của cách mạng, lời dạy của Bác trong 4 câu thơ trở thành nguồn động viên cho các thế hệ trẻ, củng cố lòng quyết tâm đạp bằng mọi trở lực làm nên chiến thắng.

baochinhphu.vn

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm