Phong cách lãnh đạo chuyển đổi tăng động lực cho giáo viên phổ thông
Giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari cho biết phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong giáo dục mà bà nghiên cứu có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng của giáo viên |
Trường phái lãnh đạo chuyển đổi so với phong cách chuyển giao ở trường phổ thông công lập
Giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari nhận định rằng phong cách lãnh đạo chuyển đổi có tác động tích cực đến hiệu suất và mức độ hài lòng của giáo viên ở các trường công lập tại Việt Nam, trong khi phong cách chuyển giao ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của họ. Giáo viên đặc biệt không hài lòng với những chính sách và thủ tục không rõ ràng.
Tiến sĩ Maheshwari cho biết: “Giáo viên ở các trường phổ thông công lập theo trường phái lãnh đạo chuyển đổi nhìn nhận công việc theo hướng tích cực trong khi ở những trường theo phong cách chuyển giao khiến họ có cái nhìn tiêu cực”.
Tiến sĩ Maheshwari nhấn mạnh vào bốn yếu tố trong hành vi lãnh đạo chuyển đổi, những điều giải thích vì sao giáo viên hài lòng hơn khi làm việc dưới trường phái lãnh đạo chuyển đổi.
“Động lực truyền cảm hứng, thúc đẩy tri thức, cân nhắc cá nhân và ảnh hưởng lý tưởng hóa là bốn yếu tố hành vi của một nhà lãnh đạo chuyển đổi. Mục tiêu của lãnh đạo là xác định điểm mạnh của mỗi cá nhân, và dựa trên những điểm này, hướng tới sự phát triển của nhân viên”, Tiến sĩ Maheshwari chia sẻ.
Ngược lại, phong cách lãnh đạo chuyển giao liên hệ đến việc trao thưởng khi hoàn thành mục tiêu, quản lý nhân viên theo kiểu vi mô và thể hiện phong cách quản lý thụ động. Lãnh đạo theo phong cách này thường tránh đưa ra quyết định cho đến khi thật cần thiết. Cách thức này không tạo được môi trường làm việc mang tính hỗ trợ.
Tiến sĩ Greeni Maheshwari |
Phong cách lãnh đạo trường ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng của giáo viên
Lãnh đạo trường theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi khuyến khích giáo viên chia sẻ quan điểm và để họ tham gia vào quá trình ra quyết định.
Tiến sĩ Maheshwari giải thích: “Giáo viên cảm thấy tự tin hơn và được trao quyền khi tham gia vào quá trình ra quyết định, vì điều này thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng từ lãnh đạo trường. Điều này còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc hợp tác và chuyên nghiệp hơn.
Lãnh đạo trường theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi có thể tạo ra tác động tích cực lên mức độ hài lòng trong công việc và hiệu suất làm việc của giáo viên. Nghiên cứu cho thấy giáo viên có động lực mạnh mẽ và cam kết cao độ đối với trường lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi”.
Mặt khác, giáo viên cho biết phong cách lãnh đạo chuyển giao ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của họ, đặc biệt là khi các chính sách và thủ tục không rõ ràng.
Bà chia sẻ: “Các chính sách và thủ tục không rõ ràng tác động tiêu cực đến hiệu suất và nhận thức công việc của giáo viên. Mức độ hài lòng trong công việc của giáo viên phụ thuộc vào văn hóa nhà trường, cũng như mức độ linh hoạt trong việc thực hiện và truyền đạt các chính sách và thủ tục trong trường như thế nào.
Hầu hết giáo viên tham gia khảo sát đều cho biết họ không được thông báo trước về những thay đổi chính sách và không rõ lãnh đạo muốn gì”.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhận thức giáo viên về lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo chuyển giao đến mức độ hài lòng trong công việc và hiệu suất làm việc của giáo viên” của Tiến sĩ Maheshwari đã được công bố trên tạp chí Lãnh đạo và Chính sách trong các trường học. Nghiên cứu được thực hiện tại các trường phổ thông công lập ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích cho lãnh đạo các trường ở Việt Nam trong quá trình cải thiện môi trường làm việc và áp dụng phương pháp lãnh đạo khích lệ nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của giáo viên cũng như hiệu suất làm việc của họ.