Tag

Phụ nữ Hà thành - những "đóa hoa" lan tỏa văn hóa ứng xử nơi công cộng

Người Hà Nội 17/10/2023 08:02
aa
TTTĐ - Vừa đảm đang, khéo léo, vừa nêu gương mọi lúc mọi nơi và thường xuyên giáo dục con cái trong gia đình, phụ nữ Thủ đô giữ vai trò quan trọng, góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa người Hà Nội nói chung và quy tắc ứng xử nơi công cộng nói riêng. Không chỉ là người "giữ lửa" hạnh phúc cho mỗi tổ ấm, họ còn là người gieo trồng, chăm sóc và ấp ủ, lan tỏa hương thơm của "vườn hoa thanh lịch" Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Phụ nữ Thủ đô lan tỏa kiến thức về an toàn thực phẩm Hơn 600 phụ nữ Thủ đô đồng diễn áo dài vào sáng 29/10 Phụ nữ Thủ đô quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề

"Giữ lửa" văn minh

Người xưa có câu "phúc đức tại mẫu", hay nói cách khác, nhìn vào mỗi gia đình, người phụ nữ như thế nào thì ta có thể đoán được tình hình của gia đình ấy. Có thể nói, người phụ nữ là "gương mặt đại diện" của cả tổ ấm.

Không phải bỗng dưng mà tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm vợ và làm mẹ. Bởi lẽ, trong họ có cả sự bao dung, nhân hậu, tình yêu thương bao la, có sự kiên trì, mềm mại, quyết tâm và là tổng hòa của rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác. Phụ nữ vừa là bác sĩ, là chuyên gia dinh dưỡng, là nhà giáo dục, là người giám hộ, bảo hộ, vừa là người gìn giữ, phát huy và trao truyền các giá trị truyền thống của gia đình, của đất nước...

Trong tất cả các "nhiệm vụ tối thượng ấy", có lẽ vai trò "cô giáo" là thường xuyên, liên tục, nặng nề và cũng rất vinh quang. Không được "đào tạo chuyên ngành" nhưng dường như bẩm sinh những người phụ nữ đã thích nghi rất nhanh với vai trò này.

Ngay từ lúc đứa con nằm trong bụng mẹ, cùng với những kiến thức học hỏi được từ thế hệ đi trước, qua sách báo, khoa học hiện đại, người phụ nữ đã thai giáo cho con những bài học đầu tiên. Rồi sau đó là cách đi đứng, nói năng, chào hỏi, học hành, kiến thức... mẹ luôn là người trực tiếp dạy dỗ con nhiều nhất.

Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023
Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023

Đặc biệt, mẹ dạy con các cung cách ứng xử sao cho trở thành con ngoan trò giỏi và rộng ra sau này là trở thành người biết điều, sống chan hòa, nhân ái, có ích cho xã hội. Nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội không phải được hình thành trong một sớm, một chiều mà được bồi đắp qua cả ngàn năm, thành nền tảng vững chắc, thành giá trị riêng biệt cũng là một phần công lao của những người phụ nữ trong gia đình.

Kể từ khi hai bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt là quy tắc ứng xử nơi công cộng được thành phố Hà Nội ban hành, ngay lập tức chính những người phụ nữ Thủ đô đã bắt nhịp rất nhanh. Bởi lẽ, đây không chỉ là bảng tổng hòa những giá trị văn hóa người Hà Nội mà chúng ta gìn giữ, phát huy bao năm, đây còn là sự tích hợp thêm những nét mới để tạo nên điểm đặc biệt cho người Hà Nội hiện đại.

Cùng với sự năng động, thông minh, giỏi giang của mình, khi ra ngoài xã hội, phụ nữ Thủ đô là cán bộ, công chức, viên chức, là lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị. Việc tuyên truyền, thực hiện quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được triển khai nghiêm túc và đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Vì thế, những người phụ nữ Thủ đô đã nhanh nhạy nhận thức được sự cần kíp và thiết thực của hai bộ quy tắc ứng xử.

Khi về nhà, họ lại là "nhạc trưởng" của "dàn nhạc gia đình". Nếp nhà, văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử của con cái phụ thuộc rất nhiều vào các bà mẹ, vì thế, bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng những năm qua được triển khai từ các gia đình, tổ dân phố, khu dân cư cho thấy hiệu quả rất cao.

Trao truyền thế hệ

"Phụ nữ là người theo sát con cái trong gia đình hơn ai hết, uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con. Người mẹ gắn bó với con hầu như phần lớn thời gian trong ngày, từ lúc đưa đón con ở trường, ăn uống cùng con ở nhà, đi siêu thị, đưa con đi chơi, ra công viên, đi chùa, tham quan di tích, đi du lịch, cùng nhau vào bảo tàng, thư viện... Vì thế, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thường xuyên thì việc nêu gương của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng", chị Hằng Nga (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhấn mạnh.

Chị chia sẻ bí quyết về cách dạy con chọn phục trang sao cho phù hợp: "Con mình học THCS, đang ở tuổi thích thể hiện với bạn bè nhưng chưa đủ kiến thức và thẩm mỹ về quần áo sao cho phù hợp, chính vì thế mình phải dành rất nhiều thời gian để phổ biến, giảng giải cho con. Bên cạnh đó, chính mình cũng phải lựa chọn từng loại trang phục phù hợp với từng nơi đưa con đến.

Chẳng hạn lúc đi lễ chùa thì hai mẹ con cùng mặc áo dài. Lúc vào công viên thì có thể thoải mái hơn, cùng mặc đồ ngắn nhưng nhất thiết khi đi vào thư viện, nơi có tượng đài danh nhân hay đặc biệt đến các di tích thì phải mặc đồ kín đáo, lịch sự. Khi con được mình chỉ bảo cặn kẽ, thấy mẹ và tất cả những người xung quanh đều như lời mẹ nói, con sẽ tin và tự rút ra bài học cho mình. Khi đến lớp con không đòi mặc những thứ quần áo lùng thùng, khó coi còn khi đi chơi thì con thoải mái theo trend của thần tượng".

Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)
Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì cho biết con mình đang học THPT. Con đã được tự đi xe máy phân khối phù hợp độ tuổi đến trường và đi học thêm, học năng khiếu...

"Không phải một sớm một chiều mà mình yên tâm giao xe cho con đâu. Ngoài việc con đủ sức khỏe, đủ độ tuổi thì hơn 10 năm đưa con đến trường là ngần ấy thời gian mình rỉ rả bên tai con về ý thức tham gia giao thông. Ban đầu chỉ là từng tình huống cụ thể, mình đưa cho con cách xử lí tình huống, những bài học rút ra. Sau này, rất may trong bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng tổng kết thành những điều nên làm, không nên làm nên mình đã đưa cho con để con xem.

Đầu tiên là tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi ứng xử văn minh thân thiện, đi đúng tốc độ, làn đường quy định.

Sau đó là con phải quan sát kĩ càng trước khi qua đường, nhường nhịn khi có va chạm trên đường và nếu gặp phải trường hợp có tai nạn giao thông thì tham gia cấp cứu, giúp đỡ người bị nạn, thông tin về tai nạn giao thông đến cơ quan công an.

Lúc này con đã đủ chín chắn để tiếp thu rồi nên đi xe máy rất có ý thức. Nhiều lần mình "lén" kiểm tra bất ngờ, thấy con chắc tay lái, ứng xử rất văn minh nên mình yên tâm", chị Hoàng Anh tâm sự.

Rất nhiều tình huống nơi siêu thị, nhà ga, bến tàu, công viên... mà chúng ta gặp phải hàng ngày đều có thể rút ra những bài học, những kinh nghiệm khi người mẹ đồng hành, chịu khó quan sát và rủ rỉ tâm tình với con. Từng câu chuyện nhỏ, từng ngày từng ngày, "mưa dầm thấm lâu", vì thế, trong thời gian qua, việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng của người Hà Nội đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần xây dựng người Hà Nội hiện đại thanh lịch, văn minh.

Đó cũng là cách chúng ta xác lập giá trị của người Hà Nội hôm nay, làm nền tảng để trao truyền cho con cháu mai sau mà trong thành công ấy có bóng dáng và dấu ấn rất đậm nét của người phụ nữ Hà thành.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm