Tag

Phương án đền bù nào khả thi cho những sai phạm ở Thủ Thiêm?

Bạn đọc 19/08/2019 08:00
aa
TTTĐ - Buổi họp báo có cái tên khá dài “Triển khai kế hoạch của UBND TP thực hiện kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ liên quan tới khu đô thị mới Thủ Thiêm” diễn ra hai giờ đồng hồ vào cuối buổi chiều 14/8/29019 tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 2- TPHCM, đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cả nước.

Phương án đền bù nào khả thi cho những sai phạm ở Thủ Thiêm?

Người dân Thủ Thiêm khiếu nại liên quan tới việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Bài liên quan

Sắp xếp lại 10 phường ở lõi trung tâm TP HCM

Quận 7 - TP HCM: “Miếng bánh ngon” của các nhà đầu tư bất động sản

TP HCM sắp có phố đi bộ trên cao

Giai đoạn 2019 – 2021, 16 phường ở TP HCM buộc phải sáp nhập

Bởi lẽ, không chỉ những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ những sai phạm trong quá trình thực hiện siêu dự án này, mà cả xã hội đều quan tâm về phương án đền bù khả thi sắp được triển khai!

Buổi họp báo được ấn định thời gian bắt đầu lúc 16h, nhưng hàng trăm phóng viên đã có mặt tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 2 trước nhiều tiếng đồng hồ. Chưa kể, nhiều người viết Facebook nổi tiếng dù không có thư mời, vẫn tích cực dự phần với không ít thiện chí về sự công bằng thời hội nhập. Được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND TPHCM - Nguyễn Thành Phong, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì họp báo cùng nhiều quan chức các đơn vị như Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Chủ tịch UBND Quận 2, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng Thủ Thiêm… Tinh thần chung của giới truyền thông là ghi nhận những giải bày và cả những… than thở của những vị lãnh đạo có mặt, chứ mọi thắc mắc cụ thể thì có đặt câu hỏi cũng không ai trả lời rành mạch được!

Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì buổi họp báo
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì buổi họp báo

Về mặt chủ trương, khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại của TPHCM, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và quốc tế. Thế nhưng, qua hai thập kỷ đưa vùng đất màu mỡ bên kia sông Sài Gòn vào những dự án lớn nhỏ, thì rất nhiều ngổn ngang và rắc rối đã hiển lộ. Đương đầu hết đợt thanh tra nọ đến đợt khiếu nại kia, những người có trách nhiệm ở đô thị sầm uất nhất phương Nam đã có được kinh nghiệm ứng phó hữu hiệu.

Một lần nữa, đại diện UBND TPHCM khẳng định: Việc phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm không nhằm mục tiêu kinh doanh bất động sản và đạt lợi nhuận từ việc khai thác đất. Thay vào đó, phần lớn diện tích đất được ưu tiên để xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ mà trung tâm thành phố còn thiếu và hạn chế phát triển như: quảng trường trung tâm, công viên bờ sông, trung tâm tài chính, trung tâm Hội nghị triển lãm quốc tế; Cung thiếu nhi, Lâm viên sinh thái… Với diện tích đất quy hoạch trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 657 ha, phần diện tích đất khai thác thương mại chỉ chiếm khoảng 194 ha (tỷ lệ 29,58%). Thực tế, các công trình phục vụ dân sinh vẫn quá khiêm tốn, nếu so với những khu biệt thự cao cấp và những khu cao ốc văn phòng đã nằm trong tay các đại gia bất động sản. Thậm chí, kế hoạch đáng mong đợi nhất là thiết kế một trung tâm hành chính mới tại Thủ Thiêm để thay thế trụ sở UBND TPHCM đưa vào bảo tồn di sản kiến trúc, cũng chỉ còn là… mơ ước xa vời! Đã qua quá nhiều chữ ký của quá nhiều thế hệ lãnh đạo, nên đòi hỏi trách nhiệm cá nhân rất phức tạp. Ai cũng thấy mình đúng, chỉ có lòng tin của cộng đồng là… sai!

Vấn đề nổi cộm nhất cần phải giải quyết ngay ở Thủ Thiêm chính là phần đất của người dân bỗng dưng bị giải tỏa một cách phi lý. Nói cách khác, đó là phần đất 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng cũng lọt vào… quy hoạch của những kẻ cơ hội biết lợi dụng chính sách để bắt nạt những mảnh đời thân cô thế cô.

Ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh: “Nếu đo đúng 4,3 ha thì có một phần hộ dân bị thiệt thòi, vì vậy thành phố chọn phương án đảm bảo an toàn, xác định khoảng 4,39 ha. Chúng tôi lấy tim của 3 con đường để xác định ra con số 4,39 ha. Quan điểm của thành phố rõ ràng, đó là không để người dân chịu thiệt thòi. UBND Quận 2 đã chuẩn bị, đã làm việc từng hộ dân để tạo ra sự đồng thuận. Khi TPHCM làm, thì càng làm càng thấy phức tạp, đất này đất ngoài ranh thì phải đền bù cho dân, làm sao giá bồi thường của ngày hôm nay, chứ không phải giá của mười mấy năm trước. Nếu áp dụng giá thị trường thả nổi không kiểm soát, thì vô chừng; đứng về phía quản lý nhà nước, thành phố không thể làm được, bởi bồi thường là phải có cơ sở pháp luật, tìm cách có lợi cho dân, không thể dựa vào giá thị trường (nhà đất) thả nổi. Cuối tháng này thông qua chính sách bồi thường đầy đủ, đây là chính sách rất tốt, thể hiện áp dụng một hệ số quy đổi có lợi cho người dân”.

Nếu cam kết ấy được thực hiện, thì theo đúng trình tự, UBND TPHCM sẽ báo cáo Thành ủy trước khi trình Hội đồng Nhân dân TPHCM thảo luận và thống nhất bằng nghị quyết. Cuộc họp gần nhất của Hội đồng Nhân dân TPHCM dự kiến khai mạc ngày 20/8/2019, liệu có kịp thông qua phương án đền bù cho người dân bị ảnh hưởng bởi 4,39 ha ngoài ranh quy hoạch không, vẫn là câu chuyện đầy hồi hộp.

Người dân Thủ Thiêm bỗng dưng bị giải tỏa một cách phi lý và phương án chính sách bồi thường nào có thể đền bù cho nỗi thống khổ và niềm chua xót của người dân nơi đây...
Người dân Thủ Thiêm bỗng dưng bị giải tỏa một cách phi lý và phương án chính sách bồi thường nào có thể đền bù cho nỗi thống khổ và niềm chua xót của người dân nơi đây...

Ở đời, không ai muốn cuộc sống bị xáo trộn. Phải an cư mới có thể lạc nghiệp. Nỗi cay đắng và bẽ bàng của người dân thuộc khu vực 4,39 ha bị giải tỏa oan uổng kia, để lại nhiều di họa khủng khiếp. Hàng ngàn con người ngỡ được thụ hưởng chút ít từ những phác thảo hoa lệ của khu đô thị mới Thủ Thiêm, đột nhiên phải gánh chịu cảnh tan nhà mất cửa, lưu lạc thân nhân, ly tán láng giềng, nước mắt khóc than, uất ức tranh kiện… Bao nhiêu tiền bạc mới đủ để đền bù cho nỗi thống khổ và niềm chua xót kia?

UBND TPHCM cũng xác định không thể nào có khả năng “bồi thường thiệt hại vô hình” cho người dân Thủ Thiêm, nên ông Võ Văn Hoan xoa dịu bằng những ngôn từ phân bua: "Thành phố rất chia sẻ. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này thế nào quá khó, cũng mong bà con chia sẻ”. Người dân Thủ Thiêm vốn lam lũ và hiền lành, họ luôn ủng hộ những chiến lược phát triển đô thị. Thế nhưng, những ai gây ra vụ bê bối quản lý siêu dự án Thủ Thiêm khiến họ phiền não tinh thần và lao đao sinh kế, thì cũng cần phải được xử lý rõ ràng. Đó mới là một sự đền bù thỏa đáng, vừa đúng với pháp luật vừa hợp với đạo lý. Điều mong mỏi đơn giản nhưng lại không đơn giản, vì ông Võ Văn Hoan cho rằng: “Do qua nhiều thời kỳ, có người không còn công tác, một số người ở xa. Các sở, ngành đang triển khai việc kiểm điểm, đến 30/9/2019 phải có kết quả báo cáo UBND TPHCM. Trung ương cũng đang xem xét vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cựu lãnh đạo TPHCM theo diện trung ương quản lý liên quan đến sai phạm ở Thủ Thiêm!”.

Một khía cạnh nữa được nhiều người đặt ra băn khoăn, đó là có hay không sự liên minh giữa doanh nghiệp ranh ma và quan chức tha hóa khiến quá trình xây dựng Thủ Thiêm gặp nhiều trở ngại và bế tắc? Ngoài 4 con đường được phê duyệt thi công với kinh phí 12 ngàn tỷ đồng, thì thực hư ra sao về số tiền 1.800 tỷ đồng mà công ty Đại Quang Minh đang chiếm dụng ngân sách? Theo ông Võ Văn Hoan thì đây là một sai sót, số tiền 1800 tỷ đồng là của chính quyền TPHCM, được chuyển cho công ty Đại Quang Minh do UBND TPHCM định giao thêm nhiệm vụ cho đơn vị này nhưng chưa thực hiện: “Kết luận thanh tra cho đó là việc làm sai thì chúng tôi thấy sai thật. Lẽ ra phải lấy tiền đó về, doanh nghiệp có làm nữa hay không là việc khác. Nghiệp vụ tài chính cần rạch ròi không lấn cấn. Hiện nay, TPHCM đã làm việc với doanh nghiệp theo hướng thu hồi lại tiền”. Cụ thể, Ban quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tạm ứng 1.800 tỷ đồng cho công ty Đại Quang Minh để làm quảng trường. Qua làm việc với nhà đầu tư, phía công ty Đại Quang Minh đồng ý nộp lại số tiền trên, cùng lãi suất phát sinh. Tiền lãi được tính theo lãi suất thời hạn 12 tháng của 4 ngân hàng thương mại cổ phần. UBND TPHCM đang xem xét về đề nghị này.

Đọc thêm

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân Bạn đọc

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân

TTTĐ - Liên quan đến việc Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho người dân xảy ra tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi. Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã có văn bản phản hồi gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum về vụ việc.
Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Bài 4: Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Bài 4: Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ - Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Bài 3: Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Bài 3: Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ - Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Xem thêm