Tag

Ra mắt "Nơi chốn đi và về" của họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà thơ Trần Tiến Dũng

Văn học 21/02/2017 11:06
aa
TTTĐ.VN- Sau cuốn sách in chung lần đầu cùng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (“Ba người”, 2009), nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ tái hợp trong cuốn sách thứ hai có tên gọi “Nơi chốn đi và về”- ra mắt ngày 26/2/2017.

Ra mắt

Cuốn sách dày hơn 140 trang với 25 bài tùy bút chia làm hai phần tương ứng với mỗi tác giả. Xuyên suốt mỗi bài là một câu chuyện, kể về những kỉ niệm từ một chuyến đi cụ thể, một gương mặt cụ thể họ đã gặp. Từ “nơi chốn” thực “đi, về” để nói, gợi lên một “nơi chốn đi, về” khác cũng thực nhưng dường như ít được con người ghi nhớ, đó là nơi “chốn của lòng mình”, “đi, về” lòng mình. “Đi để về, đi mà về, đi là về” chính mình.


Ra mắt

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều giới thiệu về cuốn sách: "Tôi nghĩ, vì lý do quí trọng con người của nhau, nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sỹ Lê Thiết Cương đã cùng đứng tên trong cuốn sách "Nơi chốn đi và về". Khởi sự câu chuyện về cuốn sách in chung là thế. Nhưng khi hai con người này đứng bên nhau thì một câu chuyện khác của họ lại được mở ra. Và câu chuyện vừa mở ra ấy của họ đã kéo tôi vào, biến tôi thành một kẻ hành hương về những vùng đất mà họ đã sống hoặc chỉ đi qua một lần. Đấy là cuộc hành hương tìm về những vẻ đẹp giản dị, bàng bạc, xa xôi và nhiều khắc khoải. Tôi đã nhìn thấy những vẻ đẹp ấy hiện ra trong cảm xúc và suy tưởng của họ về một đời sống bình dị của con người, về những giá trị văn hóa và lịch sử. Nhưng hình như lúc nào trong sự hiện ra của những vẻ đẹp ấy lại vọng tiếng kêu thảng thốt của họ. Tiếng kêu thảng thốt ấy giống tiếng kêu của mỗi chúng ta khi tuột tay làm rơi mất một vật gì đấy của mình mà không thể nào lấy lại được nữa.


Trong thơ ca và trong hội họa, cả hai người - nhà văn Trần Tiến Dũng và họa sỹ Lê Thiết Cương - là những người không lúc nào ngưng nghỉ kiếm tìm những cái mới trên con đường sáng tạo của họ. Nhưng trong thể loại mà tôi gọi chung là tản văn này, họ lại không làm thế. Họ thực sự không chọn lựa bất cứ một hình thức nào để bày tỏ. Vì sao thế ? Vì đó là "Nơi chốn đi và về" của họ. Họ chỉ đơn giản ngồi xuống ở một đâu đấy và kể với một ai đó hoặc kể cho chính họ về những "Nơi chốn đi và về" trong cuộc đời họ. Họ kể một cách chân thực giống như họ giơ hai bàn tay của họ ra trước chúng ta và nói “ Trên mỗi bàn tay tôi có năm ngón tay”.

Cả hai đều kể về những Nơi chốn đi và về của họ, nhưng mỗi người lại mang đến cho chúng ta một cách kể riêng biệt của mình. Với nhà thơ Trần Tiến Dũng, tôi muốn lấy sự nở của bông hoa để nói về cách kể chuyện của ông. Cách nở của bông hoa là mở ra từng cánh, từng cánh để cuối cùng những cánh hoa làm đầy bông hoa. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thường bắt đầu từ một hình ảnh, một chi tiết độc lập rồi cứ thế hình ảnh này sinh ra hình ảnh khác, chi tiết này sinh ra chi tiết khác. Cuối cùng tất cả các hình ảnh và chi tiết độc lập ấy lại gắn kết vào nhau trong một tổng thể hài hòa khó tách rời ra được. Và nếu bạn thử tách rời chúng ra thì tất cả lại cùng biến mất.

Còn với cách kể của họa sỹ Lê Thiết Cương chính là chặng đường của một bông hoa đi đến cái hạt. Họa sỹ Lê Thiết Cương thường đi từ một khái quát, một đại cảnh để từ đó kết dần, kết dần thành điển cuối cùng giống như nghệ thuật tối giản của ông trong hội họa. Khởi đầu là một bông hoa xum xuê với những cánh hoa và ông lược đi từng cánh, từng cánh theo “đời sống” tự nhiên của một bông hoa để cuối cùng sự hiện hữu của bông hoa đó chính là một cái hạt. Nếu chúng ta đặt một bông hoa bên cạnh một cái hạt, chúng ta sẽ nhìn thấy hai vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt nhưng lại đồng nhất. Cũng như nếu tôi dùng hình vẽ trên mặt phẳng để mô tả cách kể chuyện của họa sỹ Lê Thiết Cương thì đó là một vòng xoáy trôn ốc đi từ vòng ngoài cùng cho đến điểm cuối cùng. Còn nhà thơ Trần Tiến Dũng lại là vòng xoáy đi từ cái điểm đầu tiên ở trong cùng và cứ thế rộng ra cho đến vòng ngoài cùng.

Đấy là cách nhìn của tôi về con đường mà mỗi người đi về nơi chốn của họ. Nhưng cuối cùng, một con đường cụ thể nào đó chẳng quan trọng gì nữa khi mà họ còn một nơi chốn để đi về".


Theo nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: “văn xuôi của Lê Thiết Cương chứa đầy chất âm”, “gần với thơ” còn “ văn xuôi của Trần Tiến Dũng mang đầy chất dương”, “gần với phóng sự”, “nó tỏa về hai chiều… mà chắc chắn khi đọc xong… nó sẽ dư âm trong ta cả niềm hoan nhiên và cả rất nhiều dấu hỏi mà ta phải tự tìm lấy câu trả lời”.


Ra mắt

“Nơi chốn đi và về”, NXB Hội Nhà văn, 2016 do công ty Phương Nam xuất bản và phát hành tại các nhà sách trên toàn quốc. Sách được ra mắt lúc 16h00 Chủ nhật, ngày 26/2/2017 tại LaCa Café 24-26 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Tin liên quan

Đọc thêm

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú Văn học

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú

TTTĐ - Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc cùng tên của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904 - 1931).
"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Văn hóa

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt Văn học

"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt

TTTĐ - Sáng 21/4, nhân dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu 3 tập đầu tiên - khởi đầu cho một xê-ri truyện tranh dài hơi "ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn".
Đọc sách hôm nay, thành công mai sau Văn học

Đọc sách hôm nay, thành công mai sau

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề “Thế giới tôi đọc”. Đây là sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4).
Hàng ngàn người yêu sách có mặt tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Văn học

Hàng ngàn người yêu sách có mặt tại Ngày Sách và Văn hóa đọc

TTTĐ - Sáng 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024.
Tình yêu là sự sống Văn học

Tình yêu là sự sống

TTTĐ - Tình yêu là sự đồng điệu giữa hai con tim; nói cách khác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn trong nghĩ suy về cuộc đời, cùng tự nguyện sẻ chia mọi vui buồn nhân thế, dù có xa xôi, cách trở, dù gặp mưa nắng, bão dông.
Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm Văn học

Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm

TTTĐ - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, nội dung và hình thức đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc Văn học

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

TTTĐ - Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 Văn học

Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

TTTĐ - 20h ngày 17/4/2024, tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Xem thêm